Tuesday, June 8, 2021

Ignorance or Clueless?

 


On May 20th, 2021, Tampa city hosted the event to celebrate Asian American & Pacific Islander Heritage Month. I was honored to be there to share our Vietnamese Culture and appreciate the new life, freedom, and opportunities that I had received. 
However, I was so disappointed and felt betrayed when seeing the background of a quilt with many flags representing the minorities in the United States behind the podium. In there, a bloody flag of the Vietnamese communist was there. My heart bled. I wanted to cry and took off that shameful flag out from the quilt. The Vietnamese Americans are former citizens of the Republic of Vietnam – or South Vietnam.  We still respect our Yellow flag with three stripes and use it to represent us as the symbol of our freedom and heritage.
I asked one of the organizers about the decision to use that communists’ flag. He told me that is officially the flag of Vietnam. But I tried to explain to him that the communist flag does not represent us because we were refugees. The Vietnamese Americans have formed our communities in America by Vietnamese refugees after the Vietnam War in 1975. We have never accepted the new communist regime and its flag and fight relentlessly to make local governments recognize our yellow flag. On October 28th, 2004, Governor Jeb Bush declared that the Vietnamese Freedom and Heritage (VFH) flag (yellow with three red stripes) is officially the symbol of the Vietnamese Community in Florida.
I submitted a complaint and offered to donate the VFH flag and sew it over the Vietnamese communist flag. 
It has been almost twenty days, but nothing happens. 
I wonder if Mayor Castor is ignorant or clueless. Does she expect the Vietnamese communists from Vietnam to come here casting their vote for her next Mayor-election term? Or does she know that the Vietnamese Americans, who were refugees escaping from that Marxist country, will legally vote her out?

Ann Nguyen


Monday, June 7, 2021

Đại Dịch Vũ Hán: Y Học “Đểu” và Y Khoa “Nhạc Bất Quần”

 


Từ ngày dịch Covid-19 bắt đầu ở Vũ Hán, Trung Cộng, lan truyền đi khắp thế giới, gây đại dịch từ tháng Hai năm 2020 đến nay (tháng Sáu 2021), nhiều điều quái dị đã xảy ra trong Y học và Y khoa Tây Phương

Các mô hình tiên đoán dịch của Anh và Mỹ phóng đại quá mức lúc dịch bắt đầu, gây hoang mang sợ hãi dẫn đến suy sụp kinh tế vô tiền khoáng hậu, rồi sau đó mới bắt đầu điều chỉnh cho đúng đắn hơn.

Các chuyên viên dịch tễ Mỹ , cầm đầu bởi BS Fauci gây hoang mang với những lời khuyên, và quyết định mâu thuẫn, tiền hậu bất nhất, khiến người dân càng hoang mang thêm. Điển hình là lời khuyên về mang hay không mang khẩu trang nơi công cộng.

Nhóm báo chí thiên Tả điên cuồng chống TT Trump đến độ lập tức bác bỏ những gì ông phát biểu bất kể đúng sai. Thêu dệt cả những điều ông nói và bịa đặt những chuyện ông không nói để đánh lừa dư luận. Cùng lúc che đậy cho Trung Cộng và kiểm duyệt các tin tức có thể  làm tăng uy tín của TT Trump.

Thậm chí hai tờ báo Y học uy tín nhất thế giới : The Lancet và New England Journal of Medicine đăng bài khảo cứu láo về thuốc Hydroxy-Chloroquin (HCQ) chỉ vì ông Trump phát biểu rằng ông nghe nói thuốc đó có thể trị được Covid-19. Khi sự bịp bợm bị phanh phui, chủ bút phải muối mặt xin lỗi độc giả vì đã đăng bài …đểu.

Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) tiếp tay loan tin có lợi cho Trung Cộng và che dấu tất cả bằng chứng về các tai nạn rủi ro xẩy ra tại phòng thí nghiệm Vũ Hán.

BS Fauci được truyền thông thiên Tả tâng bốc là khuôn vàng thước ngọc của Y khoa dịch tễ và bệnh truyền nhiễm của thế giới, do đó những gì ông nói là phải đúng, ai có ý kiến khác ông lập tức bị bôi nhọ và hạ bệ. Nhất là những ý kiến từ bằng chứng cho thấy virus phát xuất từ phòng thí nghiệm Vũ Hán chớ không phải từ thiên nhiên như các luận cứ lấp liếm bao che cho Trung Cộng.

Từ hai tháng qua, sau khi đại đa số người Mỹ cao niên và nhân viên Y tế đã được chủng ngừa thì con số lây nhiễm và tử vong ở Mỹ bởi virus Vũ Hán đã giảm xuống đáng kể mặc dù đại dịch vẫn còn hoành hành tại nhiều nơi khác trên thế giới vì thiếu thuốc chủng ngừa.

Chế tạo được thuốc chủng ngừa virus Vũ Hán từ phôi thai đến thực hiện trong thời gian tám tháng là một kỷ lục của Y học và vết son cho Y tế Tây phương trong Thế kỷ 21. TT Trump dùng kinh nghiệm kinh doanh trong quá khứ đề cử Phó TT Pence phối hợp tài nguyên của chinh phủ Mỹ với các nhân tài tại các viện nghiên cứu và bào chế tư dẫn đến kỷ lục nói trên.

Gần đây, mặt trái “Ngụy Quân Tử” của BS Fauci  bị phanh phui, nhất là sau khi một loạt e-mails của ông được công bố cho thấy ông biết và cùng với khoa học gia Peter Daszak, chủ tịch của EcoHealth Alliance từng tài trợ các chương trinh khảo cứu về tăng độ gây bệnh của corona virus tại phòng thí nghiệm Vũ Hán từ mấy năm trước. Vậy mà sau khi đại dịch xãy ra, ông Fauci lại ráng che đậy bằng cách khai man trước Quốc  Hội bất kể trọng trách là chuyên viên số một về dịch tễ để bảo vệ dân Mỹ.

Người viết thành tâm hy vọng sự thành công của thuốc chủng ngừa sẽ chấm dứt đại dịch Vũ Hán cho thế giới. Nhưng bài học quá đắt giá khi Y học và Y khoa Mỹ vì dây dưa với Trung Cộng dẫn đến các việc làm đểu giả trên các báo Y học hàng đầu, hành vi xảo trá của WHO và hành động “Ngụy Quân Tử” của BS Fauci sẽ không thể quên lãng.

Trung Cộng và các đồng lõa gây đau thương tang tóc cho nhân loại rồi phải trả lời trước tòa án thế giới trong những ngày sắp đến.

BS Phạm Hiếu Liêm



Thursday, May 20, 2021

VFC - Thảm Sát Tại Cai Lậy


 

VFC - Thảm Sát Tại Cai Lậy

Ai giết 32 em học sinh tiểu học Cai Lậy ở Định Tường và 10 em thanh niên xung phong ở ngã ba Đồng Lộc?


Các em chết vì đạn pháo kích của Việt Cộng. Vâng. Nhưng đa số tuổi trẻ VN sinh ra và lớn lên sau 1975 không biết sự thật đó. Học sinh tại Việt Nam chỉ bị nhồi sọ về cái chết của “10 cô gái Ngã ba Đồng Lộc.”

Ai giết 10 cô gái Ngã ba Đồng Lộc? Nếu hỏi 100 em học sinh Việt Nam, thì đúng 100 em sẽ trả lời do bom của “Đế quốc Mỹ.”

Nhưng nếu được hỏi tiếp, nếu không có “đế quốc Mỹ” rồi 10 cô gái ở Ngã ba Đồng Lộc và hàng triệu thanh niên miền Bắc vô tội có chết hay không? Nếu hỏi 100 em học sinh Việt Nam, thì đúng 100 em sẽ trả lời “Không”.

Thật ra, không có Mỹ các cô gái thanh niên xung phong đó cũng có thể chết. Nếu không chết tại Ngã Ba Đồng Lộc rồi cũng một ngã ba khác, một con đường khác, một thôn làng Việt Nam khác. Mười phần trăm dân số Việt Nam đã chết để tham vọng CS hóa Việt Nam của lãnh đạo CSVN và Quốc Tế được hoàn thành.

Số phận Việt Nam vốn đã nằm trong “sinh tử lệnh” của Mao không chỉ trước Điện Biên Phủ, sau hiệp định Geneve, hiệp định Paris, biến cố Hoàng Sa, Trường Sa mà ngay từ đầu thập niên 1920 khi đảng CSVN còn đang thai nghén trong nhận thức của Hồ Chí Minh.

Đường lối chiến tranh của Mao trong bài phát biểu tại Diên An: “Nhiệm vụ trung tâm và hình thức cao nhất của cách mạng là chiếm lấy quyền lực xuyên qua đấu tranh võ trang và giải quyết xung đột bằng chiến tranh. Đây là nguyên tắc cách mạng của chủ nghĩa Mác Lê-nin, và phải được thực hiện một cách toàn diện tại Trung Quốc và toàn thế thế giới.”

Đường lối đó chi phối toàn bộ chính sách của đảng CSVN. Quan hệ giữa hai đảng CS Việt Nam và Trung Quốc có khi nắng khi mưa, khi ấm khi lạnh nhưng đường lối đó chưa hề thay đổi.

Người bình thường chỉ biết nhìn một biến cố từ hậu quả nhưng người có ý thức phải hiểu tận nguyên nhân, bởi vì mọi việc xảy ra trên đời, mọi sự vật có mặt trên đời đều có nguyên nhân.

Cả 32 em học sinh trường tiểu học Cai Lậy, Định Tường và 10 người chị Việt Nam của các em chết ở Ngã Ba Đồng Lộc chỉ chết vì một nguyên nhân: Tham vọng CS hóa toàn cõi Việt Nam của CSVN và CS Quốc Tế.

Không hiểu đúng tại sao chủ nghĩa CS đến Việt Nam sẽ không có một cách thích hợp để đẩy chủ nghĩa CS ra khỏi Việt Nam. Và tương tự, không hiểu đúng quá khứ sẽ không có hành động đúng vì tương lai đất nước.



Monday, May 10, 2021

TT Nguyễn Văn Thiệu: dân chủ và hòa giải

 TT Nguyễn Văn Thiệu: dân chủ và hòa giải

Nguyễn Quang Duy: Người mình thường nhắc nhở nhau lời củaTổng thống Nguyễn văn Thiệu “Đừng nghe những gì cộng sản nói,…”.

Nhưng thật ít người biết ở cuối đời ông Thiệu đã công khai giải pháp dân chủ và hòa giải để tái thiết quốc gia.

Tưởng niệm ngày ông Thiệu lìa trần, 29/9/2001, xin cùng nhau suy ngẫm về con đường dân chủ hóa Việt Nam ông đưa ra trong cuộc phỏng vấn do Đài Truyền Hình Việt Nam Denver Colorado tổ chức vào ngày 03/05/1993.

Cộng sản cần hòa giải với dân

Ông Thiệu cho biết đã cố gắng tận lực đấu tranh với cả cộng sản lẫn đồng minh, nhưng không làm tròn nhiệm vụ được nhân dân giao phó, nên hoàn toàn nhận trách nhiệm trước nhân dân và lịch sử về sự sụp đổ của Việt Nam Cộng Hòa.

Theo ông Việt Nam Cộng Hòa là một quốc gia trên căn bản công pháp quốc tế đã bị cộng sản xâm chiếm bằng vũ lực.

Hà Nội không thực hiện hòa giải hòa hợp, không tôn trọng quyền tự quyết của người miền Nam (có cả người cộng sản miền Nam) như Hà Nội đã ký trong Hiệp Định Ba Lê năm 1973.

Ông cho rằng Việt Nam Cộng Hòa vẫn tồn tại trong tim óc của 30 triệu người dân miền Nam. Hà Nội vẫn nợ người dân miền Nam và vẫn chỉ nên được xem là chiếm đóng miền Nam trái phép.

Nếu Hà Nội không hòa giải chính trị bằng tổ chức bầu cử tự do, người miền Nam hằng trăm năm nữa vẫn không nhìn nhận họ là đại diện cho Việt Nam.

Ông thiệu cho biết từ năm 1984 ông bắt đầu kết nối các chiến hữu trong và ngoài nước để thành lập Tổ chức Vận động Yểm trợ Dân chủ và Tái thiết Việt Nam và đưa ra một giải pháp dân chủ và hòa giải gồm 3 giai đoạn được tóm tắc dưới đây.

Giai đoạn 1: Vận động

Vận động cả người dân, báo chí lẫn chính phủ quốc hội Mỹ, các quốc gia tự do và vận động cả Liên Hiệp Quốc, vừa để tố cáo cộng sản vi phạm nhân quyền, vừa để vận động nhân quyền, nhưng quan trọng nhất phải là vận động dân chủ hóa Việt Nam.

Hoa Kỳ đã ký vào Hiệp Định Ba Lê năm 1973, vì thế người mình cần luôn luôn nhắc nhở Hoa Kỳ tôn trọng lời hứa dân chủ hóa Việt Nam họ đã ký kết.

Khi Việt, Miên và Lào có tự do dân chủ, thì Đông Nam Á mới thực sự là một khối dân chủ và ổn định, tạo được thế quân bình trong khu vực Á châu. Như vậy không chỉ có lợi cho Việt Nam mà cho cả Mỹ và các quốc gia tự do.

Ông Thiệu nhấn mạnh tự do và dân chủ của Việt Nam phải do chính người Việt nỗ lực đấu tranh khôi phục lại.

Vì vậy cần lấy việc vận động người dân trong và ngoài nước làm chính, còn người ngoại quốc chỉ vận động yểm trợ đấu tranh.

Ông chọn giải pháp chính trị ôn hòa, không bạo động, không bạo loạn tránh một cuộc nội chiến gây hận thù triền miên cho các thế hệ mai sau.

Ông Thiệu cho biết cũng cần vận động những người cộng sản ý thức được tình trạng quốc gia đang lâm vào chỗ trì trệ để cùng đồng bào trong và ngoài nước đi đến một giải pháp dân chủ hóa Việt Nam.

Giai đoạn 2: Thành Lập Hội Đồng Dân Chủ và Hòa Giải

Nguyên văn ông Thiệu kêu gọi:

“…tất cả các thành phần quốc gia trong và ngoài nước ngồi lại để soạn thảo một chương trình cải tiến và cải tổ đất nước, xây dựng dân chủ cấp quốc gia rộng rãi, có thể gọi là Hội Đồng Xây Dựng Dân Chủ hay Hội Đồng Hòa Giải Hòa Hợp dân tộc cũng được.

Trong bài này xin được gọi là Hội Đồng Dân Chủ và Hòa Giải gọi tắc là Hội Đồng.

Giai đoạn 3: tiến trình dân chủ hóa.

Vai trò chính của Hội Đồng là xây dựng một tiến trình dân chủ hóa đất nước hay một con đường dân chủ hóa Việt Nam.

Bước đầu, vận động để tiến tới một cuộc bầu cử tự do có quốc tế giám sát bầu ra một quốc hội lập hiến;

Bước thứ hai, quốc hội lập hiến xây dựng một hiến pháp mới cho Việt Nam;

Bước thứ ba, xây dựng một thể chế hợp hiến, hợp pháp như quốc hội lập pháp và chính phủ từ thượng tầng quốc gia cho đến địa phương tỉnh, quận, xã, ấp; và

Bước thứ tư, xây dựng dân chủ và hòa giải, có tự do bầu cử mới có dân chủ, và khi có dân chủ rồi người Việt cần tiếp tục củng cố, duy trì và hoàn chỉnh nền tảng tự do dân chủ để tiến đến hòa giải dân tộc.

Ông Thiệu cho rằng người Việt hải ngoại không nên cố gắng tập hợp thành một tổ chức thống nhất, chỉ lãng phí thời giờ và công sức, vì môi trường sinh hoạt hải ngoại là dân chủ, đa nguyên, đa đảng.

Ông Thiệu cũng cho rằng không thể lập chính phủ lâm thời ở hải ngoại vì chính phủ cần có dân, có đất và cần được quốc tế công nhận.

Ông tin rằng một ngày nào đó sẽ hình thành một chính phủ từ trong nước, người hải ngoại chúng ta cần sẵn sàng tìm hiểu và hỗ trợ một cách tích cực.

Ông Thiệu tin rằng cũng không cần phải kêu gọi lật đổ chế độ cộng sản mà cứ vận động đến khi nào có một chính quyền chuyển tiếp.

Nếu chính quyền chuyển tiếp giao cho Hội Đồng tổ chức cuộc bầu cử quốc hội lập hiến thì rất tốt, bằng không thì nỗ lực của Hội Đồng trong quá trình dân chủ hóa Việt Nam cũng đã được ghi nhận. 

Hòa giải chính trị

Ông Thiệu nêu rõ cho đến khi nào Hà Nội thực thi quyền tự quyết của người dân bằng lá phiếu bầu cử tự do thì mới xóa bỏ được hận thù, việc thắng thua qua chọn lựa của người dân thì mới có thể có hòa giải (chính trị) và hòa hợp thực sự.

Hòa giải chính trị thật ra chỉ là bước đầu của một quá trình hòa giải dân tộc, cần phải tiếp tục hòa giải các mặt khác nữa như lịch sử, văn hóa, vùng miền, trong đó có cả hòa giải về chênh lệch giàu nghèo giữa những tầng lớp xã hội và giữa các địa phương.

Hòa giải phải thực hiện trước vì đó là giải pháp để mọi người cùng hướng tới cùng nhìn nhận các vấn đề trái biệt.

Khi mọi người đã đồng ý chấp nhận giải pháp bầu cử tự do, thì khi đó không phải chỉ có hai bên mà rất nhiều bên, đa nguyên, đa đảng, mới hòa hợp tiến hành bầu cử quốc hội lập hiến, soạn hiến pháp, bầu cử quốc hội lập pháp và chính phủ các cấp.

Còn cộng sản Hà Nội sử dụng khẩu hiệu “hòa hợp và hòa giải” trái ngược với ý nghĩa bên trên, nghĩa là cứ hợp với nhau thì mọi trái biệt sẽ tan biến.

Bài học lịch sử về “hòa hợp và hòa giải” là ngày 30/4/1975, Tổng Thống Dương Văn Minh thuộc thành phần thứ ba phải đầu hàng vô điều kiện bộ đội Bắc Việt.

Đến ngày 31/1/1977, Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hoà Miền Nam Việt Nam và Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, trên danh nghĩa của những người cộng sản miền Nam, hoàn tất nhiệm vụ và giải thể.

Mọi khác biệt chính trị được thống nhất làm một, cả nước tiến lên xã hội chủ nghĩa, một xã hội không ai rõ hình dạng ra sao.

Ngày nay cộng sản bế tắc cả lý luận lẫn thực tiễn, xã hội và đất nước lâm vào bế tắc toàn diện.

Giải pháp dân chủ hóa khả thi?

Sau đảo chánh 1/11/1963, chính trị tại miền Nam rơi vào khủng hoảng, biểu tình thường xuyên xẩy ra với hằng loạt các cuộc đảo chính, chính phủ dân sự Phan Huy Quát không hoạt động được phải trao trả quyền lực cho Quân Đội.

Ngày 19/6/1965, Hội đồng Quân lực bầu Trung tướng Nguyễn Văn Thiệu làm Chủ tịch Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia. Ngay sau đó ông Thiệu tuyên bố cho mở cuộc bầu cử quốc hội lập hiến.

Quyết định của ông được tất cả quân đội, người dân và mọi đảng phái, mọi phe cánh chính trị nhiệt tình ủng hộ, chấm dứt tình trạng khủng hoảng chính trị.

Ngày 3/9/1966, Quốc Hội Lập Hiến hình thành với 118 dân biểu đắc cử và đến ngày 1/4/1967, Hiến pháp 1967 được công bố làm cơ sở pháp lý cho sinh hoạt chính trị của nền Đệ Nhị Cộng hòa.

Bởi thế ông Thiệu mới đưa ra giải pháp dân chủ và hòa giải như một con đường dân chủ hóa Việt Nam.

Mỹ đổi chiến lược

Ngày nay Hoa Kỳ đã thay đổi chiến lược công khai thúc đẩy các quốc gia độc tài cộng sản phải thay đổi thể chế sao cho phù hợp với quyền lợi của quốc gia họ, của thế giới và nhất là quyền lợi của Hoa Kỳ.

Phát biểu trước Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc ở New York ngày 24/09/2019, Tổng thống Mỹ Donald Trump nhắc đến “bóng ma của chủ nghĩa xã hội” như sau:

““Một trong những thách thức nghiêm trọng nhất mà các quốc gia phải đối mặt là bóng ma của Chủ nghĩa Xã hội. Nó là kẻ phá hoại quốc gia, kẻ hủy hoại xã hội…”

“…Chủ nghĩa Xã hội và Chủ nghĩa Cộng sản không phải vì công lý, bình đẳng, không phải nâng đỡ người nghèo, và dĩ nhiên không phải vì những điều tốt đẹp cho đất nước.

“Chủ nghĩa Xã hội và Chủ nghĩa Cộng sản chỉ vì một điều duy nhất: quyền lực của giai cấp thống trị.”

Vì thế những ý kiến ông Thiệu đưa ra về vận động quốc tế thật đúng lúc cho chúng ta vận dụng vận động quốc tế.

Trung cộng lo sợ sụp đổ

Trong bạch thư Kỷ niệm 70 năm ngày thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vừa được Bắc Kinh cho phổ biến vào thứ sáu 27/9/2019, nói rất rõ Trung cộng cần sự lãnh đạo mạnh mẽ, thống nhất của đảng Cộng sản nếu không sẽ “sụp đổ”:

Trung Cộng (TC) có diện tích rộng lớn, có các điều kiện quốc gia phức tạp, và nhiều khó khăn quản trị hiếm khi được nhìn thấy. Không có lực lượng lãnh đạo thống nhất và mạnh mẽ, TC sẽ tiến tới chia rẽ và sụp đổ, mang đến thảm họa cho thế giới.

Nếu Bắc Kinh sụp đổ thì cộng sản Hà Nội khó có thể tồn tại.

Nhưng lời văn mang tính cách đe dọa cái chết Trung cộng sẽ là một thảm họa cho thế giới.

Việt Nam lại ở ngay cạnh Trung cộng và cộng sản Hà Nội vẫn chưa mảy may thay đổi dứt khoát đứng về phía dân tộc nên lời đe dọa cần được quan tâm hơn.

Hiện tình Việt Nam

Điều ông Thiệu nhận xét gần đây được chứng minh qua việc Hà Nội ra Luật Quốc tịch 2008 đòi hỏi người hải ngoại phải ghi danh giữ quốc tịch nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.

Trong vòng 6 năm cho đến ngày 1/7/2014, có chưa tới 6.000 trong số 4,5 triệu người ghi danh, nghĩa là chỉ hơn 0,1% số người Việt hải ngoại muốn nhận Hà Nội làm đại diện cho họ và gia đình.

Sau 44 năm, người Việt tiếp tục bỏ nước ra đi, sinh viên du học không trở về, phái đoàn Quốc Hội thăm Đại Hàn mất tích 9 người, đảng viên cộng sản muốn diễn biến hòa bình, dân thì nghèo, xã hội khủng hoảng, đất nước đối mặt với chiến tranh, nếu có một cuộc trưng cầu dân ý chắc chắn đa số người Việt sẽ muốn thay đổi thể chế.

Phải chăng đến lúc mọi bên, mọi phía, mọi phe cánh cần ý thức được vận mệnh đất nước đang lâm nguy trước giặc Tàu xâm lược để cùng nhau thực hiện giải pháp dân chủ và hòa giải do Tổng thống Nguyễn văn Thiệu đề ra.

Ghi ân

Nhân ngày giỗ Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu năm nay là con dân Việt Nam cộng Hòa xin chân thành ghi ân Tổng Thống và tất cả những bậc tiền bối đã hy sinh bảo vệ miền Nam tự do.

Con đường dân chủ và hòa giải ngày một gần đích hơn, lịch sử sẽ công bằng đánh giá lại vai trò của Tổng Thống và viết lại trang sử Việt Nam cộng Hòa bi thương nhưng hào hùng.

Nguyễn Quang Duy

Melbourne, Úc Đại Lợi

29/9/2019

7 chiến lược hỗ trợ hệ miễn dịch trong cuộc chiến ứng phó với COVID

 7 chiến lược hỗ trợ hệ miễn dịch trong cuộc chiến ứng phó với COVID

Đối với những người đã bị nhiễm bệnh, hoặc đang phải đối mặt với các triệu chứng kéo dài, thì việc hỗ trợ hệ thống miễn dịch của họ và chống lại virus là điều đặc biệt quan trọng. 

hỗ trợ hệ miễn dịch ứng phó với covid
Để hỗ trợ cơ thể phục hồi sau mắc bệnh do virus, hãy bổ sung đầy đủ vitamin D và kiểm soát tốt căng thẳng. (Ảnh: Roman Samborskyi/Shutterstock)

Chúng ta hiện vẫn đang phải tiếp tục đối mặt với COVID-19, cho dù bạn đã từng bị nhiễm COVID-19 và muốn tạo điều kiện cho cơ thể phục hồi tốt nhất có thể, hoặc bạn mong muốn tránh kích hoạt tình trạng tự miễn hoặc muốn tăng cường hệ thống miễn dịch, bạn đều có thể thực hiện nhiều cách.

Dưới đây là một số chiến lược hỗ trợ hệ miễn dịch trong cuộc chiến ứng phó với COVID

1. Bổ sung vitamin D

Nghiên cứu chỉ ra rằng những người có hàm lượng vitamin D thấp có nhiều khả năng không kháng cự nổi trước các biến thể virus SAR-CoV-2. 

Vitamin D đã được chứng minh là có khả năng kích hoạt các đại thực bào, kích thích các peptide kháng khuẩn và điều chỉnh các tế bào TH17. Vitamin D cũng điều chỉnh các cytokine. 

Vì vậy, mức độ nghiêm trọng, thời gian bị bệnh và triệu chứng nặng trên bệnh nhân được bổ sung vitamin D thấp hơn. Hơn nữa, các triệu chứng của hội chứng hậu virus dường như giải quyết tương đối nhanh chóng bằng cách sử dụng tối ưu mức vitamin D. 

Một lưu ý là nếu uống quá nhiều vitamin D có thể gây ngộ độc. Do đó, cần biết nồng độ trong máu trước khi bổ sung vitamin D. Tuy nhiên, ánh sáng mặt trời là nguồn vitamin D an toàn nhất.

2. Glutathione

Glutathione là chất chống oxy hóa chính của cơ thể có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi bị tổn thương do nhiễm trùng. Chúng ta cũng biết rằng glutathione đóng một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ hệ thống miễn dịch của cơ thể, cải thiện độ nhạy insulin, giảm viêm và hỗ trợ giải độc thích hợp cho cơ thể.

Nghiên cứu cho thấy rằng thiếu hụt glutathione có thể dẫn đến các triệu chứng nghiêm trọng của COVID-19. Do đó, việc tối ưu hóa mức độ glutathione có thể là một phương pháp điều trị có lợi trong thời gian bị bệnh và trong suốt quá trình hồi phục. 

Chúng tôi đã thấy bệnh nhân nhận được lợi ích từ việc bổ sung glutathione khí dung khi đang đối mặt với COVID-19 vì nó tác động ảnh hưởng trực tiếp đến mô phổi của họ. Ngoài ra, cung cấp glutathione bằng liệu pháp truyền tĩnh mạch cũng bảo đảm glutathione được đưa trực tiếp vào máu.

3. Các yếu tố hỗ trợ miễn dịch

Hỗ trợ hệ thống miễn dịch là vô cùng quan trọng để bảo vệ cơ thể khỏi bệnh liên quan đến COVID-19 và quá trình phục hồi cơ thể sau bệnh. 

Các chất dinh dưỡng và hợp chất hỗ trợ miễn dịch khác nhau bao gồm vitamin C, kẽm, vitamin A, curcumin, resveratrol, v.v.  thông qua liệu pháp dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch, bảo đảm những chất dinh dưỡng này đi thẳng vào máu và do đó được tế bào sử dụng. 

Một số chất dinh dưỡng nhất định có thể có lợi trong việc làm chậm quá trình nhân bản của virus, bao gồm L-lysine, melatonin và kẽm.

4. Kiểm soát căng thẳng

Sử dụng các kỹ năng đối phó với căng thẳng tinh thần và cảm xúc là cực kỳ quan trọng để bảo đảm rằng hệ thống miễn dịch có thể hoạt động bình thường. Các chiến lược hữu ích bao gồm cầu nguyện, thiền định, thiền chánh niệm, nuôi dưỡng lòng biết ơn, tập các phương pháp thở khác nhau và giao tiếp với những người thân yêu và bạn bè. 

5. Giảm tiếp xúc với độc tố môi trường

Chúng ta đều phải tiếp xúc với các độc tố từ không khí, nước, thực phẩm, sản phẩm tẩy rửa, sản phẩm chăm sóc cá nhân, hóa dầu, nhựa và những thứ khác. Những độc tố này có thể tích tụ trong cơ thể và góp phần tạo ra gánh nặng độc hại tổng thể làm suy giảm khả năng hoạt động tối ưu của cơ thể.

Trong đại dịch này, chúng ta đã sử dụng các hợp chất rất độc để khử trùng mọi thứ nhằm tiêu diệt virus, khiến hệ thống miễn dịch của chúng ta bị suy yếu và hệ vi sinh vật của chúng ta bị phá hủy; Vì thế lựa chọn các sản phẩm sát khuẩn an toàn, không độc hại cũng là một cách hỗ trợ hệ miễn dịch. 

6. Chế độ ăn Ketogenic và nhịn ăn gián đoạn

Trạng thái trao đổi chất của một cá nhân có thể cản trở hoặc thúc đẩy sự nhân bản của virus. Thật không may, những người ở trong trạng thái đốt đường liên tục là những người dễ bị nhiễm virus nhất. 

Đây là một lý do chúng ta thấy những người có bệnh lý nền phải chịu hậu quả nghiêm trọng hơn. Việc chuyển đổi quá trình trao đổi chất của vật chủ từ trạng thái đốt đường sang đốt cháy chất béo (chuyển hóa ketogenic) đã được chứng minh là có thể làm chậm quá trình sao chép của virus.

Virus không có nguồn năng lượng của riêng chúng. Khi chúng sống trong vật chủ, chúng phải dựa vào năng lượng và chức năng trao đổi chất của vật chủ. Khi vật chủ ở trạng thái đốt đường, các loại virus có khả năng tái tạo rất nhanh vì lượng đường dồi dào trong cơ thể là nguồn nhiên liệu quý báu cho chúng. Những gì xảy ra trong quá trình trao đổi chất đốt cháy đường này là về cơ bản virus corona sẽ tự bao bọc nó trong đường. Khi virus làm điều này, nó cũng tự ngụy trang bản thân khỏi hệ thống miễn dịch. Điều này cho phép virus nhân lên nhanh chóng và bám chặt hơn vào vật chủ đang trong tình trạng đốt đường, mắc các bệnh nền và rối loạn chức năng trao đổi chất.

Để tránh điều này, bạn nên giảm tiêu thụ đường, carbohydrate và hãy tập trung tiêu thụ chất béo và protein lành mạnh. 

Ngoài ra, kéo dài thời gian nhịn ăn của bạn qua đêm đến ít nhất 12-14 giờ và làm việc trong thời gian nhịn ăn gián đoạn dài hơn cũng sẽ giúp cơ thể chuyển từ đốt cháy đường sang đốt cháy chất béo, để virus không thể nhân bản một cách nhanh chóng hoặc hiệu quả.

7. Xem xét các nguyên nhân căn bản

Các khía cạnh khác cần xem xét là rối loạn chức năng trao đổi chất hoặc cách thức xử lý lượng đường trong máu bị thay đổi, mất cân bằng hormone, dị ứng và nhạy cảm với thực phẩm, bệnh tự miễn, tiếp xúc với độc tố môi trường, rối loạn đường ruột và các bệnh nhiễm trùng tiềm ẩn hoặc mãn tính khác. Việc xác định và nhổ tận gốc những yếu tố này có thể có tác động sâu sắc đến hệ thống miễn dịch và sức khỏe tổng thể.

Tiến sĩ Ashley Turner là một bác sĩ được hội đồng chứng nhận về sức khỏe toàn diện, liệu pháp thiên nhiên được đào tạo theo phương pháp truyền thống, tác giả, chủ trại và là người mẹ dạy dỗ tại nhà của ba cô con gái ngọt ngào. Bạn có thể liên hệ với tiến sĩ Turner tại Restorative Wellness Center (tạm dịch: trung tâm chăm sóc sức khỏe phục hồi), nơi bà hành nghề về y học chức năng.

Tiến sĩ Ashley Turner
Ngọc Anh biên dịch

Xem thêm:

Rau củ màu vàng có tác dụng giảm viêm và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch

 Rau củ màu vàng có tác dụng giảm viêm và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Chế độ ăn uống đóng một vai trò quan trọng trong các triệu chứng viêm – và là phương thức bổ dưỡng để chống lại nó.

Rau củ màu vàng có tác dụng giảm viêm
Rau củ màu vàng chẳng hạn như bí ngô, đậu, cà rốt chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cá và chất xơ đều giúp giảm nguy cơ bệnh lý tim mạch (Ảnh: Shulevskyy Volodymyr/Shutterstock)

Những chế độ ăn kiêng hiện nay đã được chứng minh là làm tăng phản ứng viêm trong cơ thể chúng ta, điều này tạo tiền đề cho các bệnh lý tim mạch và đột quỵ sau này. Tuy nhiên, cũng có những chế độ ăn giúp tiết kiệm thời gian trong ngày, bao gồm những chế độ ăn giàu rau quả có màu vàng, rượu vang đỏ và cà phê, theo nghiên cứu được công bố trên Tạp chí của Đại học Tim mạch Hoa Kỳ vào tháng 11 năm 2020.

Chứng viêm mãn tính đã được chứng minh là có vai trò trong sự tiến triển của bệnh tim mạch và đột quỵ cũng như kháng insulin và bệnh tiểu đường Loại 2. Không giống chứng viêm cấp tính giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng và giúp tăng tốc độ chữa bệnh, viêm mãn tính kích hoạt hệ thống miễn dịch bơm các tế bào bạch cầu và hóa chất trung gian vào máu khiến cơ thể biết rằng nó đang bị tấn công.

Viêm có thể là phản ứng đối với tình trạng căng thẳng, ô nhiễm và phơi nhiễm với các môi trường khác, thậm chí tích tụ chất béo hoặc tình trạng xơ vữa động mạch, dẫn đến hình thành các cục máu đông nội mạch có hại.

Chế độ ăn uống có khả năng gây viêm 

Các nhà nghiên cứu đã theo dõi nam giới và phụ nữ từ Nghiên cứu Sức khỏe của Y tá phần I và II, bắt đầu từ năm 1986 với thời gian theo dõi lên đến 32 năm. Hơn 210.000 người tham gia được đưa vào phân tích sau khi loại trừ những người tham gia thiếu thông tin về chế độ ăn uống hoặc những những người trước đây đã được chẩn đoán mắc bệnh tim mạch, đột quỵ hoặc ung thư.

Các đối tượng nghiên cứu hoàn thành bảng câu hỏi về tần suất sử dụng thực phẩm mỗi bốn năm một lần và nhóm nghiên cứu đã đánh giá khả năng gây viêm của chế độ ăn uống thông qua thang điểm mô hình gây viêm dựa trên thực phẩm (EDIP), được xác định trước dựa theo mức độ của ba dấu ấn sinh học gây viêm toàn thân. Nhóm nghiên cứu đã tìm thấy 15.837 trường hợp mắc bệnh tim mạch, bao gồm 9.794 trường hợp bệnh mạch vành và 6.174 trường hợp đột quỵ.

Sử dụng một chỉ số chế độ ăn theo kinh nghiệm dựa trên thực phẩm, nghiên cứu kết luận rằng các chế độ ăn uống có điểm số gây viêm cao hơn có liên quan đến tỷ lệ mắc bệnh tim mạch cao hơn.

Tiến sĩ Jun Li, tác giả chính của nghiên cứu và là nhà khoa học nghiên cứu dinh dưỡng tại trường đại học Sức khỏe công cộng Harvard T.H Chan cho biết trong một bản tin: “Nghiên cứu của chúng tôi là một trong những nghiên cứu đầu tiên liên kết chỉ số viêm trong chế độ ăn uống dựa trên thực phẩm với nguy cơ mắc bệnh tim mạch lâu dài.”

Chỉ số đánh giá chế độ ăn uống gây viêm dựa trên 18 nhóm thực phẩm được xác định trước cho thấy mối liên hệ lớn nhất với các dấu hiệu viêm. Nó cho thấy rằng những người tham gia sử dụng chế độ ăn gây viêm có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn 46% cũng như nguy cơ đột quỵ cao hơn 28%, so với những người tiêu thụ chế độ ăn uống kháng viêm.

Người chiến thắng, người thua cuộc trong công cuộc chống viêm

Một số loại thực phẩm đóng vai trò chính trong chỉ số chế độ ăn uống gây viêm. Các nhà nghiên cứu đề nghị hạn chế ăn những loại thực phẩm này, bao gồm đường, các loại hạt, đồ chiên, nước soda, thịt đỏ và nội tạng đã qua chế biến. 

Mặt khác, họ khuyến nghị nên tiêu thụ thực phẩm có hàm lượng chất chống oxy hóa và chất xơ cao, có khả năng kháng viêm. Chúng bao gồm những loại sau:

  • Các loại rau lá xanh như cải xoăn, rau bina, bắp cải và xà lách arugula
  • Các loại rau củ màu vàng như bí đỏ, ớt chuông vàng, đậu và cà rốt
  • Các loại ngũ cốc nguyên hạt
  • Cà phê, trà và rượu

Bằng chứng bổ sung từ các nghiên cứu đoàn hệ của Hoa Kỳ và Châu Âu và các phân tích tổng hợp chỉ ra rằng việc ăn nhiều thịt đỏ trong thời gian dài, đặc biệt là thịt đã qua chế biến, có liên quan đến tăng nguy cơ tử vong, bệnh tim mạch, ung thư đại trực tràng và bệnh tiểu đường loại 2. Nguy cơ này gặp ở cả nam và nữ.

Các loại thực phẩm khác có tác dụng kháng viêm cũng có thể hữu ích để chống lại bệnh tim mạch. Điều này bao gồm dầu cá, có lợi trong việc chống lại bệnh suy tim mãn tính. Tác dụng kháng viêm cũng có thể là yếu tố chính trong việc giảm nguy cơ mắc một số bệnh mãn tính do liên quan đến việc hấp thụ nhiều anthocyanins và flavonoids, các chất dinh dưỡng được tìm thấy rất nhiều trong trái cây và rau.

Bên cạnh đó, chiết xuất tỏi cũng có thể có lợi trong việc ngăn ngừa các bệnh mãn tính liên quan đến chứng viêm mức độ nhẹ ở người lớn mắc bệnh béo phì. Ngoài ra sử dụng sữa chua trong 12 tuần với một chủng lợi khuẩn nhất định (OLL2712) được phát hiện có khả năng ngăn ngừa tình trạng viêm mãn tính trầm trọng hơn và kháng insulin ở người lớn tiền đái tháo đường.

Tìm hiểu thêm về chứng viêm và mối liên hệ của nó với các bệnh mãn tính như bệnh tim mạch và đột quỵ thông qua gần 3.000 bản tóm tắt y tế trên cơ sở dữ liệu GreenMedInfo.com.

Nhóm Nghiên cứu GMI dành riêng để điều tra các vấn đề sức khỏe và môi trường quan trọng nhất trong ngày. Đặc biệt chú trọng đến sức khỏe môi trường. Nghiên cứu chuyên sâu và tập trung của chúng tôi sẽ khám phá các cách mà tình trạng cơ thể người hiện tại phản ánh trực tiếp trạng thái thực của môi trường xung quanh. Tác phẩm này được chép lại và phân phối với sự cho phép của GreenMedInfo LLC. 

Do GreenMedInfo thực hiện
Thu Ngân biên dịch

Lycopen Trong Sắc Tố đỏ của trái cây và rau quả giảm nguy cơ bệnh thoái hóa thần kinh

 Lycopen trong sắc tố đỏ của trái cây và rau quả giảm nguy cơ bệnh thoái hóa thần kinh

Sắc tố đỏ trong trái cây và rau quả mang lại nhiều lợi ích trong việc chống lại một số bệnh. Bạn có biết rằng ổi và cà chua chỉ là hai trong số các loại trái cây và rau quả giàu lycopene có thể bảo vệ não bộ và giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư, bệnh tim và nguy cơ gãy xương?

Lycopen trong sắc tố trái cây
Thực phẩm giàu lycopene thường có màu đỏ, ngoại trừ măng tây. (Ảnh: Marilyn barbone/Shutterstock)

Lycopene là sắc tố trong trái cây và rau quả màu đỏ như ổi hồng và cà chua. Đây là một chất dinh dưỡng quan trọng mà các nhà khoa học hiện đang thử nghiệm trong việc dự phòng và điều trị các bệnh lý thoái hóa thần kinh. Nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng lycopene có đặc tính chống oxy hóa, có hiệu quả trong việc chống lại các bệnh khác như ung thư, tim mạch và các bệnh về cơ xương khớp.

Lycopen và bệnh thoái hóa thần kinh

Lycopene đã cho thấy các đặc tính chống oxy hóa trong việc bảo vệ hệ thống thần kinh trong ống nghiệm và việc tiêu thụ trái cây và rau quả giàu lycopene được khuyến khích như một chiến lược phòng ngừa các bệnh thoái hóa thần kinh, theo một đánh giá và phân tích tổng hợp được công bố trên tạp chí “Xơ vữa động mạch”.

Ngoài việc ức chế căng thẳng oxy hóa và viêm não, lycopene phục hồi những thay đổi liên quan đến rối loạn thoái hóa thần kinh, tình trạng động kinh, lão hóa, xuất huyết não, chấn thương tủy sống và bệnh thần kinh và ngăn ngừa bệnh lý protein, viêm thần kinh, bệnh chết tế bào theo chương trình (apoptosis), phù não và rối loạn chức năng khớp thần kinh trong não, theo một đánh giá được công bố trên tạp chí “Hóa học thần kinh” quốc tế.

Lycopene cũng cải thiện chứng viêm thần kinh, căng thẳng oxy hóa, nguồn gốc amyloid và mất trí nhớ ở mô hình chuột chuột bị bệnh Alzheimer, thông qua các con đường truyền tín hiệu tế bào trung gian (MAPKs, NFκB và Nrf2) liên quan đến chứng viêm, và do đó có thể có hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh Alzheimer, kết quả này dựa trên một nghiên cứu trên động vật được công bố trên Tạp chí Hóa sinh Dinh dưỡng.

Trong một nghiên cứu trong ống nghiệm trên chuột, các nhà nghiên cứu nhận thấy lycopene có hiệu quả trong việc giảm stress oxy hóa, được coi là nguyên nhân chính gây ra bệnh Alzheimer, bằng cách giảm quá trình chết rụng tế bào thông qua việc kích hoạt con đường PI3K / Akt.

Các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu 6,958 người trên 50 tuổi để đánh giá tác động của carotenoid đối với nguy cơ tử vong do bệnh Alzheimer. Hàm lượng lycopene, lutein và zeaxanthin cao được tìm thấy giúp giảm nguy cơ tử vong do bệnh Alzheimer. Trong một nghiên cứu trên chuột bị bệnh Alzheimer, các dấu ấn sinh học stress oxy hóa được đo bằng hai phương pháp điều trị – lycopene và lycopene kết hợp với vitamin E.

Sự kết hợp này có tác dụng hỗ trợ trong việc làm giảm đáng kể tình trạng suy giảm trí nhớ và cải thiện ba dấu hiệu stress oxy hóa đối với bệnh Alzheimer. Trong một nghiên cứu trên chuột, các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng lycopene, một loại carotenoid tự nhiên, làm giảm tổn thương vùng hải mã não do nhôm gây ra bằng cách ức chế quá trình viêm và bệnh chết tế bào theo chương trình qua trung gian stress oxy hóa trong não.

Tương tự, lycopene được cho là rất hiệu quả chống lại suy giảm nhận thức do tuổi tác, mất trí nhớ và khiếm khuyết nhận thức đồng thời đảo ngược tổn thương tế bào thần kinh do tuổi tác và rối loạn chức năng khớp thần kinh ở các khớp thần kinh não bằng cách giảm căng thẳng oxy hóa và dấu hiệu viêm trên mô hình chuột.

Lycopen giảm nguy cơ ung thư

26 nghiên cứu trên 563,299 người tham gia với 17,517 trường hợp ung thư tuyến tiền liệt được ghi nhận đã được phân tích tổng hợp, cho thấy rằng lượng lycopene cao hơn (từ 9 mg đến 21 mg mỗi ngày) làm giảm tỷ lệ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt. Nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt giảm 18% khi tăng tiêu thụ lycopene (ăn cà chua và dưa hấu) trong một nghiên cứu với 404 người tham gia.

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các loại thực phẩm giàu lycopene như cà chua ảnh hưởng đến tỷ lệ của một loạt các bệnh ung thư khác. Trong một phân tích tổng hợp bao gồm 15 nghiên cứu trên 644 động vật, việc bổ sung lycopene làm giảm đáng kể tỷ lệ mắc, số lượng và sự phát triển của ung thư gan.

Trong quá trình đánh giá toàn diện các tài liệu, các nhà khoa học đã chứng minh tác dụng của lycopene trong cà chua chống lại sự hình thành và phát triển của bệnh ung thư phổi. Bổ sung lycopene trên chuột có khối u ở phổi và gan làm giảm sự di căn của khối u bằng cách giảm sự xâm lấn, tăng sinh và hình thành mạch của khối u.

Trong một phân tích tổng hợp từ 21 nghiên cứu, nhóm tiêu thụ nhiều sản phẩm cà chua nhất có nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày thấp nhất. Trong một nghiên cứu ở người lớn Hoa Kỳ, lượng cà chua (nguy cơ thấp hơn 86%) và lượng lycopene (nguy cơ thấp hơn 79%) có liên quan tỷ lệ nghịch với tất cả các trường hợp tử vong do ung thư.

Chiết xuất lá ổi đã được chứng minh là có tác dụng mạnh chống ung thư bằng cách ngăn ngừa và ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư trong các nghiên cứu trong ống nghiệm về bệnh ung thư do động vật gây ra.

Lycopene giảm nguy cơ bệnh tim mạch

Trong một phân tích tổng hợp từ 14 nghiên cứu, chế độ ăn uống giàu chất lycopene có liên quan đáng kể đến nguy cơ thấp mắc bệnh tim mạch, đột quỵ và bệnh mạch vành. Tương tự, trong tổng số 23,935 bệnh nhân, tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch vành và bệnh mạch máu não thấp hơn đáng kể ở những người ăn nhiều cà chua và lycopene, điều này cho thấy khả năng bảo vệ tim mạch ở những người này.

Một đánh giá có hệ thống và phân tích tổng hợp của 21 nghiên cứu cho thấy rằng việc tăng cường ăn cà chua và các sản phẩm giàu lycopene có tác động tích cực đến lipid máu, huyết áp và chức năng nội mô, đây là những chiến lược dinh dưỡng có giá trị để chống lại các bệnh tim mạch.

Trong một nghiên cứu trên 142 bệnh nhân mắc bệnh tim mạch, việc bổ sung lycopene (7mg mỗi ngày) trong bốn tuần đã làm tăng mức lycopene huyết thanh hơn bốn lần, cải thiện đáng kể quá trình oxy hóa mô và lưu lượng máu, đồng thời giảm các dấu hiệu tổn thương oxy hóa do viêm xuống gấp ba lần và mức lipid bị oxy hóa gấp năm lần. Điều trị bằng nước ép cà chua (338 mg mỗi ngày) trong 20 ngày cũng làm giảm chứng viêm (một yếu tố nguy cơ tiềm ẩn đối với bệnh tim mạch và tiểu đường) trong một thử nghiệm có đối chứng với 106 phụ nữ thừa cân và béo phì.

Tiêu thụ ổi đã được chứng minh là có tác động đáng kể đến nguy cơ sức khỏe tim mạch ở 120 bệnh nhân cao huyết áp. Cụ thể, nghiên cứu cho thấy tổng cholesterol toàn phần giảm 9,9%, triglyceride giảm 7,7% và huyết áp giảm (tâm thu 9 điểm và tâm trương giảm 8 điểm) với mức tăng thực tế 8% cholesterol lipoprotein mật độ cao sau 12 tuần bổ sung chế độ ăn với quả ổi.

Lycopene và sức khỏe xương

Trong một nghiên cứu khác, nghiên cứu bệnh loãng xương Framingham, 370 nam giới và 576 phụ nữ (70 đến 80 tuổi) đã trả lời bảng câu hỏi về tần suất tiêu thụ thực phẩm từ năm 1988 đến năm 1989 và được theo dõi trong 17 năm về tình trạng gãy xương.

Kết quả cho thấy những đối tượng có lượng lycopene cao hơn có nguy cơ gãy xương hông và ngoài đốt sống thấp hơn đáng kể. Cà chua và các sản phẩm từ cà chua, là nguồn giàu lycopene, đã được chứng minh là làm giảm mất xương, làm giảm đáng kể nguy cơ gãy xương trong các nghiên cứu trong ống nghiệm ở phụ nữ sau mãn kinh.

Các nghiên cứu trong ống nghiệm và lâm sàng về tế bào nguyên bào tạo xương cho thấy việc tiêu thụ nước sốt cà chua giàu lycopene (5mg và 10 mg) ở 39 phụ nữ sau mãn kinh không làm giảm mật độ xương đáng kể khi điều trị và kết quả luân chuyển xương tốt hơn so với những người không tiêu thụ nước sốt cà chua, điều này cho thấy rằng nước sốt cà chua có thể được sử dụng để giảm nguy cơ mất xương và ngăn ngừa loãng xương.

12 nguồn thực phẩm giàu Lycopene hàng đầu

Vậy những loại trái cây và rau nào là nguồn cung cấp lycopene đáng tin cậy? Tăng mức lycopene của bạn bằng cách tăng tiêu thụ các loại thực phẩm hàng đầu được tìm thấy trong danh sách dưới đây. Mặc dù không có yêu cầu tối thiểu hàng ngày đối với lycopene, các nguồn cho thấy tiêu thụ từ 8 mg đến 21 mg mỗi ngày sẽ giúp có được sức khỏe tối ưu.

Trái cây và rau quả có hàm lượng Lycopene cao nhất

(Tính theo lượng miligam mỗi cốc)

  1. Cà chua xay nhuyễn (50)
  2. Cà chua phơi khô (25)
  3. Ổi (8,6)
  4. Cà chua tươi (7,3)
  5. Dưa hấu (6,9)
  6. Bưởi hồng (3,3)
  7. Đu đủ (2,7)
  8. Ớt chuông đỏ (0,5)
  9. Quả hồng (0,3)
  10. Măng tây (0,05)
  11. Bắp cải đỏ (0,02)
  12. Xoài (0,01)

Mẫn cảm với rau củ họ cà (Solanaceae)

Một số người có thể bị đau và viêm mãn tính do nhạy cảm với rau củ họ cà (Solanaceae). Đó là bởi vì chúng có thể chứa glycoalkaloid như solanin trong khoai tây và cà tím, tomatine trong cà chua và capsaicin trong ớt vườn cũng như lectin lúa mì hoặc lectin liên kết chitin có trong cà chua và ớt đỏ.

Các phản ứng cần được theo dõi về ảnh hưởng của chúng đối với hệ tiêu hóa và các triệu chứng khớp, và nên tránh hoàn toàn các loại thực phẩm gây kích thích (nếu tình trạng nhạy cảm vẫn tiếp diễn) hoặc từ từ đưa trở lại chế độ ăn uống từng loại một nếu được dung nạp. Thực phẩm được xử lý bằng thuốc trừ sâu và thực phẩm biến đổi gen (GMO) là những vấn đề nan giải nhất và việc mua các loại rau ăn đêm hữu cơ và không biến đổi gen là điều cần thiết.

Lycopene mang lại màu đỏ cho trái cây và rau quả, như cà chua, ổi, dưa hấu và ớt chuông đỏ, màu đỏ và mang lại cho chúng các đặc tính bảo vệ thần kinh, chống ung thư, bảo vệ xương và tốt cho tim mạch. 

Nhóm Nghiên cứu GMI chuyên nghiên cứu về các vấn đề sức khỏe và môi trường. Nhóm đặc biệt chú trọng đến sức khỏe môi trường. Nghiên cứu chuyên sâu và tập trung của chúng tôi sẽ khám phá nhiều cách mà tình trạng hiện tại của cơ thể con người phản ánh trực tiếp trạng thái thực của môi trường xung quanh. Tác phẩm này được sao chép và phân phối với sự cho phép của GreenMedInfo LLC.

GreenMedInfo
Thiên Minh biên dịch