Friday, April 30, 2021

Diễn Văn 30/4 của cô Nguyễn Trương Minh Ánh: Câu Chuyện Một Người Việt Tị Nạn & Cộng Đồng Người Việt tại vùng Tampa Bay: Quá Khứ và Tương Lai

 


Kính thưa quý vị lãnh đạo tinh thần, các hội đoàn, các vị cựu chiến binh Mỹ-Việt, và quan khách thân mến,

Hôm nay nhân dịp 46th năm tưởng niệm ngày chúng ta mất nước Cộng Hòa Việt Nam, mất đi thủ đô yêu dấu Saigon, mất đi Hòn Ngọc Viễn Đông, tương lai tự do của dân tộc Việt đã bị rơi vào tay Cộng Sản...

Chấm dứt chiến tranh huynh đệ tương tàn là điều người Việt hằng mơ ước, nhưng lại phải sống trong sự kêm kẹp phi nhân của chủ nghĩa Cộng Sản thì cả một thảm họa cho dân tộc. Bao nhiêu triệu quân, dân, cán, chính đã trải qua những đau khổ hay mất mạng trong chốn lao tù? Bao nhiêu triệu người phải bỏ nước ra đi? Bao nhiêu sinh mạng đã nằm xuống nơi rừng thiêng nước độc hay trong lòng đại dương bao la?

Phần đông chúng ta - người Mỹ gốc Việt hiện diện nơi đây là cả một sự may mắn!

Bản thân tôi là nạn nhân của CS: chị dẫn đi vượt biên bị bắt năm 14 tuổi và bị đưa đi học tập cải tạo lao đông gần 2 năm. Sau vì bị bệnh sưng cuống phổi, trong  trại tù không có thuốc chữa nên họ thả tôi về để cho gia đình chữa trị hoặc làm đám tang!

Tôi vượt biển năm 1983 được tàu Mỹ vớt và sau 1 năm ở trại tị nạn Thái Lan rồi Phi Luật Tân, chúng tôi được Hội Thánh Tin Lành - Lutheran Ministry of Florida bảo trợ đem về Tampa, Florida nhờ chú Hoàng Hỷ là nhân viên của hội làm giấy tờ.

Những năm đầu chúng tôi được chú Đỗ Ngọc Như là hội trưởng đầu tiên của Hội Ái Hữu giúp đỡ. Chú  Như là người rất tận tâm làm việc xã hội và giúp đỡ đồng hương, những người tị nạn chân ướt chân ráo, hội nhập vào cuộc sống của xứ sở của tự do, miền đất hứa và đất nước của cơ hội này. Chúng tôi được chú dẫn dắt đi thi bằng lái xe, và có những người còn được chú chỉ dẫn học thi quốc tịch nữa. Những năm sau cuối 1980-1990 Hội Ái Hữu có mua được một căn nhà làm trụ sở, mỗi sáng chủ nhật đều có lớp dạy tiếng Việt. Lúc đó thì Chùa MInh Đăng Quang do thầy TGN cũng mua được một cơ sở của YMCA ngay tại đường Town & Country, nhưng chưa có sư/ni trụ trì.. Khoảng năm 1980, bác Đồng Thanh đã cho một miếng đất có căn nhà nhỏ tại cầu Gandy bên St Pete làm chùa Phật Pháp do thầy Thích Pháp Thông làm trụ trì.

Vào những năm 2002-04, Nhà Việt Nam do bà Lê Thị Nga và gia đình sáng lập với tinh thần gìn giữ văn hoá truyền thống Việt. Anh Tăng Quang (the 1st President) có cho mượn văn phòng kinh doanh địa ốc của anh để mở lớp dạy tiếng Việt cho các em thiếu nhi, và mỗi tối thứ hai, thứ tư dạy ESL cho các cô chú đi theo diện H.O., các anh chị em làm Nails.

Lúc đó các chùa và nhà thờ cũng có các chương trình dạy tiếng Việt vào chủ nhật, và chương trình tu học, tài chi, Thiền...vào cuối tuần.

Nói chung, cộng đồng VN chia ra rãi rác để giúp giữ gìn và phát triển văn hoá. Nhiều hội đoàn đã được thành lập. Hội Ái Hữu không còn nữa, tuy nhiên được BS Thanh Mỹ, chị Thủy Lê, anh Thức,, anh Sỹ Tiến… cố gắng tổ chức những chương trình Tết Nguyên Đán, Trung Thu, và Tưởng Niệm 30 tháng 4. Tất cả công sức của các vị lãnh đạo đều có chung một mục đích: duy trì giá trị văn hóa VN cho các thế hệ sau, ghi truyền lại sự thật lịch sử cho các con cháu biết, hiểu về nguồn gốc chúng ta: vì sao chúng ta hiện diện nơi đây? Bất kể chúng ta là người Việt di tản, thuyền nhân, hay H.O....cho dù hội nhập nhanh chóng, thành công tại quê hương thứ hai này: chúng ta vẫn mang dòng máu Việt Nam- con Rồng cháu Tiên. Chúng ta là người Mỹ gốc Việt với gia tài 4000 năm văn hiến. Chúng ta có niềm tự hào về đạo đức gia đình, về tính cần cù, về sư hy sinh cho con cái, hiếu thảo với cha mẹ, kính trọng bậc trưởng thượng, tính hiếu học, thông minh... Chúng ta góp sức bảo vệ đất nước Hoa Kỳ, xây dựng tương lai, nhưng vẫn không quên quê mẹ.

Nhưng rất buồn khi chúng ta thành công phương diện cá nhân: chúng ta có nhiều bác sĩ, kỹ sư, các tướng tá trong quân đội, con em chúng ta học giỏi được khen thưởng và ghi tên bảng đồng tại các trường học từ tiểu học tời trung học...nhưng chúng ta lại không có được một nơi cho cộng đồng chúng ta sinh hoạt, vinh danh khen thường các em, dạy cho các em tinh thần dân tộc, sự đoàn kết và tinh thần trách nhiệm. Cộng đồng chúng ta còn thiếu sót với thế hệ con cháu chúng ta rất nhiều.

Hôm nay, chúng tôi xin quý vị đồng hương hãy cùng chung sức chung tâm xây dựng một trung tâm sinh hoạt cho cộng Đồng người Mỹ gốc Việt tại vùng Tampa Bay. Một nơi mà con cháu chúng ta có thể tới sinh hoạt, phát triển năng khiếu, học hỏi kinh nghiệm từ ông bà cha mẹ, các thế hệ niên trường. Đây cũng là một chỗ cho các vị cao niên tới hàn huyên trò chuyện, chia sẻ vui buồn cuối cuộc đời, và chốn cho các vị trung niên tới cùng học hỏi chia sẻ giúp đỡ cộng đồng và nối kết các thế hệ: giúp các vị cao niên tham gia các chương trình sức khỏe, an sinh xã hội của địa phương để chuẩn bị cho tuổi già và ngày lìa thế giới này một cách an lạc hạnh phúc; song song giúp các em tiến thân trong con đường sự nghiệp, chính trị, và các hoạt động địa phương.

Một ngày nào đó tên của chúng ta Ông bác sĩ Nguyên văn X, bà Tiến sĩ Trân Thị Y...cũng sẽ phai tàn theo năm tháng. Không ai còn nhớ danh tánh này nữa...tuy nhiên, khi trung tâm sinh hoạt của Cộng đồng được hình thành tại Tampa Bay này thì tên tuổi của quý vị vĩnh viễn không bao giờ bị lãng quên: bởi vì quý vị là người tiên phong với tấm lòng yêu thương cộng đồng, các thế hệ già trẻ, đã cùng góp phần xây dựng và gây nên một di sản quý giá cho người Mỹ gốc Việt cũng như tất cả các công dân Hoa Kỳ bất cứ từ chủng tộc nào cũng đều được nhận và xử dụng trung tâm này.

Chúng ta lo sợ về vấn đề thù ghét kỳ thị Châu Á.  Chúng ta đã dạy các con cháu như thế nào? Sự sợ hãi đó chỉ có khi chúng ta làm những con ốc thu mình trong cái võ. Nếu chúng ta vươn ra sinh hoạt với người bản địa và các sắc dân khác, chúng ta hoà đồng chia sẻ những giá trị tốt đẹp của dân tộc Việt. Chúng ta hòa ái và giúp đỡ mọi người. Chúng ta sống có trách nhiệm với gia đình, cộng đồng, xã hội. Thì thiết tưởng sẽ có những sự thông cảm, kính trọng nhau,  và sự kỳ thị thù hận sẽ hiếm - hoặc không xẩy ra. Thù hận và chiến tranh chỉ xẩy ra khi chúng ta để cho sự khác biệt, ích kỷ, tự tôn, và vô cảm làm chủ chính mình.

Trong thời gian dịch Covid-19, Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia vùng Tampa Bay đã tặng cho Pinellas Park County cả ngàn chiếc khẩu trang. Sáng lập viên Nhà Việt Nam cũng may tặng cho nhà thương và phát miễn phí cho đồng hương Việt Nam hơn 500 cái. Chúng tôi tổ chức Tết cho cộng đồng, giúp ghi danh cử tri và các buổi gặp mặt, hàn huyên với các ứng cử viên tại địa phương, và hướng dẫn điền phiếu, cũng như chở các vị cao niên tới phòng phiếu và làm thông dịch viên cho các vị. Hiện tại chúng tôi đang cố gắng hợp tác với Hillsborough County Parks & Recreations để dạy lớp Khí Công Hoàng Hạc cho các vị Cao Niên, và chương trình xin nhận thức ăn phát tận nhà (Meals On Wheels) với giá rẻ tại quận hạt Hillsborough.

Hy vọng rằng trong một tương lai thật gần, cộng đồng người Mỹ gốc Việt tại vùng Tampa Bay sẽ đoàn kết chặt chẽ hơn để xây dựng một trung tâm sinh hoạt cho cộng đồng với nhiều chương trình hữu ích thiết thực vô vụ lợi cho các em và các cụ cao niên, cũng như để lưu danh cho hậu thế sau này.

Xin thành kính cảm tạ ban tổ chức đã cho phép chúng tôi được kể về nguyên nhân tại sao chúng tôi có mặt tại nơi đây, tri ơn các bậc xung phong đi trước trong việc giúp đỡ cộng đồng tị nạn vùng Tampa Bay từ hơn 40 năm qua. Và trân trọng cảm tạ quý vị quan khách đã dành thời giờ quý báu để tham gia, lắng nghe tâm tình của người tị nạn Việt Nam, nỗ lực hoà đồng của chúng tôi, và tình yêu quê hương và nhiệt tâm muốn xây dựng cho thế hệ trẻ trong tương lai.

Xin hãy chung sức sát cánh với chúng tôi và hỗ trợ cho dự án này được thành công.

Cầu xin Ơn Trên phù hộ cho đất nước Hoa Kỳ, tất cả quý vị hiện diện ngày hôm nay và các con cháu của chúng ta.

Tự tận đáy lòng, chúng tôi xin thành kính ghi ơn.

===============================================================



THE STORY OF A VIETNAMESE REFUGEE AND THE VIETNAMESE AMERICAN COMMUNITY IN TAMPA BAY: THE PAST AND THE FUTURE

What do you know about FREEDOM?

No one will understand that word better than the victims of communism.

Let me tell you, at fourteen, I was captured after a failed attempted to escape Vietnam by boat --leading by my older sister- and was put in re-education (labor) camp for almost 2 years. I had severe bronchitis, and the warden allowed my parents to take me home to either nursing me or burying me.

After I survived, the warden sent us my released letter. But I still could not return to school or received the food stamps or any citizen’s rights. So I must escape again.  In 1983, I was successfully escaping Vietnam by boat, rescued by the USS Sterett, put in a refugee camp in Thailand and to another transition camp in Philippine, and later resettled in Tampa by the sponsorship of Lutheran Ministry of Florida. Mr. Hy Hoang – a social worker working for LMF had helped us to settle in our new country and start our new life. This was the first time we understand the meaning of FREEDOM.

In the mid-1985, there were approximately a couple of thousands of Vietnamese in the Tampa Bay. We’re grateful that Mr. Nhu Ngoc Do, another social worker of UCC, had helped us to get our driver license. He’s also the founder and President of “The Loving Friends” of Tampa Bay – Hoi Ai Huu Tampa Bay. He gathered many Vietnamese Americans, bought a small old house, and converted it to a Vietnamese center to teach Vietnamese to children, convey many meetings, and open classes for US citizenship preparation.

During that times there were a few Catholic and Baptist churches established. Minh Dang Quang Temple in Town and Country was established and converted from an old YMCA bought by Ven Thich Giac Nhien. Mrs. Dong Thanh donated her property on Gandy blvd. in St Pete for Phat Phap Temple with Ven. Thich Phap Thong as the Master.

In early 2000, the organization “The Loving Friends of Tampa Bay” was dissolved and became Vietnamese Community of Tampa Bay. Under many leaders such as Mr. Thuc Tran, Dr. Thanhmy Nguyen, Mr. Tien S. Nguyen and many patriotic members like Mrs. Thuy Le, Mrs. Nga Le…the organization was thrive and able to create many successful events to share our culture.

Nha Vietnam – The Vietnam Cultural Center was established by Founder and Chairperson Nga Le. Mr. Quang Tang was its first President. He let us use his real estate office for Vietnamese class on Sunday and ESL classes on Monday and Wednesday evenings.

Churches and Temples also opened Sunday classes to teach Vietnamese, meditation, and Tai chi every Sunday.

Later, Nha Vietnam purchased a shopping center and opened its office and library for the Vietnamese community in 2009-2010.

After more Vietnamese-mainly former ARVN officers and their family, came from the Orderly Departure Program (which they called H.O.), there were more non-profit organizations established/created, such as the Former ARVN Association, The Senior Vietnamese Group, The Youth of South Vietnam Arm Forces…

Our main objectives are preserving and sharing our culture.

During the pandemic, the Vietnamese Community of Tampa Bay had donated 2000 facemasks to Pinellas County.

Nha Vietnam donated more than 500 face masks to hospital in Tampa and to all customers/visitors of our shopping center and library. We also helped registering new voters, created workshop teaching new voters to fill the ballot properly, took voters to voting sites, and translated for them.

Recently, we work with Hillsborough County Parks & Recreations teaching Tai Chi/Stretch & Tone/Golden Crane Khi Cong every Monday and Wednesday morning from 10 am -11 am at Carrollwood Village Park in Tampa. We also help to register for affordable meals for seniors with Meals On Wheels, so many elders can receive hot meals delivering to their home.

We wish the next generations of Vietnamese Americans understand the truth, our history and our heritage. Why have we been here? What are our responsibilities – to America and our motherland? What can we help our community?

Some people are crying of Racism and Hate Asian Crime. As a dutiful citizen, what shall we do?

This is a perfect time for us to volunteer and help. And this is also a right time for the Vietnamese Community to build and establish a center for us to share our culture with everyone.

We don’t let our differences to create hatred.

For Buddha said: “use compassion and love to treat hate.” And God taught us in

Galatians 3:28 stating: “28… for you are all one in Christ Jesus.”

Today, we are urging all Vietnamese Leaders to unite. We urge all Vietnamese and alliance to join forces to build a strong nation.

We must build our center for the seniors can come to share their experiences; for the young ones to have a place to learn, develop their talents, be recognized for their hard works, and receive counselling in career and education; and for all to volunteer, to share, and learn more.

Our names and social standing will fade after times when we leave this world.

But the facility/center we are going to build for our community with many practical and meaningful programs for us all to keep our names and legacy forever.

We received the support in the past. It's time to pass it on!

From the bottom of our heart, we appreciate the committee for giving us this opportunity to share our concerns, our history, and our dream.

We are grateful for all sacrifices of many ARVN soldiers, Vietnam Veterans, and people who contributed in fighting for South Vietnam.

Today, in the sadness of the Black April commemoration, we mourn the loss of South Vietnam, all lives of the victims of communism, and pray for all.

Thank you all for listening and attending this event. Your presence is our honor.

May God bless America, our motherland, our children, and us all.

Ann Truong-Nguyen


 

 

 


 


Diễn Văn 30/4 của anh Lê Hòa Hiệp: Mùa Hè Đỏ Lửa 72 - Trận Chiến An Lộc/Bình Long

 


Kính thưa quý vị Lãnh đạo tôn giáo, hội đoàn, các quan khách Mỹ Việt, các niên trưởng, chiến hữu, các em và các cháu

Nhân ngày Quốc Hận 30 tháng tư năm nay, tôi xin thuật lại một cuộc chiến tôi đã từng tham dự trong mùa hè đỏ lửa năm 1972 tại mặt trận An Lộc thuộc tiểu khu Bình Long.

Thưa quý vị,

trong thời điểm đó tôi là sĩ quan cấp bậc chuẩn uý. Sau khi tốt nghiệp tôi chọn tiểu đoàn 6 Nhảy Dù, về đơn vị đã hơn 40 ngày. Tiểu đoàn 6 Nhảy Dù trực thuộc Lữ đoàn 1 Nhảy Dù gồm có tiểu đoàn 5, 6 và 8. Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù đã có mặt tại An Lộc từ ngày 15 tháng 4 năm 1972. Tiểu đoàn 6 giữ cứ điểm 169 (tên gọi Đồi Gió) Đến ngày 19 tháng 5 năm 1972 CSBV tập trung 2 trung đoàn bô binh, 1 trung đoàn xe tăng T54 cùng nhiều đơn vị pháo tấn công tiểu đoàn 6, chúng tôi chống trả mãnh liệt, nhưng quân số CS hơn gấp 6 lần, TĐ 6 di chuyển về phía nam An Lộc để bảo tồn lực lượng.và được trực thăng vận chuyển về căn cứ Lai Khê. Sau 3 ngày tập hợp quân số của TĐ 6 chỉ còn khoảng 150 chiến sĩ. Vì lý do đó TĐ 6 phải ở lại Lai KHê để tái phối trí và bổ sung quân số.  Trong số đó có những người lính quân phạm tình nguyện về gia nhập Nhảy Dù.

Đến ngày 6 tháng 6 năm 1972, theo lệnh của Bộ Tổng Tham Mưu, Quân Đoàn 3 và bộ Tư Lệnh Sư Đoàn Nhảy Dù quyết định cho TĐ 6 nhiệm vụ khai thông quốc lộ 13 - nối liền từ thị trấn An Lộc để di tản 13 ngàn dân còn bị cô lập trong vùng chiến sự, tải thương thường dân và thương binh bị thương từ đầu cuộc chiến. TĐ 6 Nhảy Dù với 600 tay súng cùng sự phối hợp và hỗ trợ của Trung Đoàn 3 Sư Đoàn 21, Trung Đoàn 15 của Sư Đoàn 9 với 2,200 tay súng trong chiến dịch này.

Sáng ngày 6 tháng 6 năm 1972, trực thăng vận TĐ 6 Nhảy Dù xuống Tân Khai, đây là điểm xuất phát. TĐ 6 Nhảy Dù hành quân giữ phía trái QL 13, các đơn vị hỗ trợ giữ phía tay phải và làm thành phần trừ bị phía sau. Tất cả các đơn vị đều tiến về phía thị trân An Lộc nhưng phải giữ QL13 làm chuẩn.

Trong chiến dịch này người chỉ huy trực tiếp là Trung TÁ Nguyễn Văn Đỉnh, Tiểu đoàn Trưởng TĐ 6 Nhảy Dù. Chúng tôi xuất phát với đội hình tam giác mũi nhọn hướng về phía địch quân; đơn vị mũi nhọn do Đại Đội 62 do Đại Úy Ngô Xuân VInh làm Đại Đội Trưởng. Lúc đó tôi trực thuộc Đại Đội 63 bọc cạnh sườn phải cho Đại Đội 62.

Ngày đầu tiên chúng tôi không gặp những sự kháng cự lớn của CSBV. Chúng tôi diệt những cái chốt tam, tam chế mà chúng phòng thủ từ xa.

Sáng ngày 7 tháng 6 năm 1972, chúng tôi đã tới Xa Cam, là 1 điểm tử thần, vì nơi đó có những đồn điền cao su lâu đới nơi phòng thủ rất vững chắc của đối phương. Tin tình báo cho biết có 2 trung đoàn chính quy trực thuộc công trường 1 Bắc Việt trú đóng. Trong vùng có thêm một con suối tàu ô nên chúng quyết tâm bảo vệ nguồn nước sinh hoạt cho chúng. Đây là cuộc chiến cam go vì vì địch quân phòng thủ hơn gấp nhiều lần, cùng địa thế hiểm trở, nhưng vì màu cờ sắc áo, vì nhiệm vụ trách nhiệm của người lính, cùng với sự yểm trợ của những phi cơ oanh ta thuộc Sư Đoàn 3 Không Quân với các phi công can đảm, đánh chính xác mục tiêu gần nhất để chúng tôi có điều kiện tấn công bất ngờ. Nên chúng tôi đánh thẳng vào đồn điền cao su, nơi cộng quân trú đóng.

Ban ngày chúng tôi dùng chiến thuật đánh cận chiến với quân CS. Những người lính Nhảy Dù trong đó có những người lính quân phạm, các anh chiến đấu thật bình tỉnh, hạ gục từng tên lính BV. Tôi nhớ thật rõ như đó không phải là một trận chiến thật sự, trận chiến đối mặt với tử thần mà cứ tưởng như là một bộ phim chiến tranh của thời đệ nhị thế chiến!.

Đến chiều ngày 7 tháng 6 năm 1972, những mục tiêu quan trọng chúng tôi đã thanh toán và tiếp tục truy kích địch quân trong đêm. TĐ 6 Nhảy Dù tiếp tục tiến về phía An Lộc có đơn vị yểm trợ phía sau. Chúng tôi lục soát và phát hiện một hầm chôn tập thể hơn 200 tên CS trong đó có 1 thượng tá trung đoàn trưởng.

Đêm 7 tháng 6 chúng tôi được lệnh tạm dừng quân, phòng thủ, và kiểm tra quân số. Sáng sớm ngày 8 tháng 6 năm 1972 TĐ 6 Nhảy Dù chúng tôi tiếp tục tiến về thị trấn An Lộc. Đến trưa ngày 8 tháng 6, qua những mật lệnh, những tín hiệu bằng pháo màu, chúng tôi biết được là đã liên lạc với đơn vị phòng thủ trong thị trấn An Lộc và khoảng cách rất gần.

Xế chiều ngày 8 tháng 6, Trung Tá Nguyễn Văn Đỉnh cùng Trung Tá Đào Thiện Tuyển Tiểu Đoàn phó Tiểu Đoàn 8 Nhảy Dù đã bắt tay  trên QL 13., cách thị trấn An Lộc khoảng 2 Km về phía Nam. Trung Tướng Nguyễn Văn Minh Tư Lệnh Quân Đoàn III gọi điện cho Trung Tá Đỉnh chúc mừng TĐ 6 Nhảy Dù đã hoàn thành nhiệm vụ: " Anh đã rửa hận cho Đồi Gió rồi! Và tôi đề nghị thăng chức cho anh lên Đại Tá đặc cách tại mặt trận."

 

Hôm nay tôi xin chia sẻ lại kỷ niệm của một người lính chiến gìn giữ đất nước, đã bị bán đứng trên bàn cờ chính trị và bị tù tội sau khi CSBV với đám Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam trí thức ngu muội cưỡng chiếm miền Nam thân yêu của chúng ta.

Hy vọng đây sẽ là một bài học cho các thế hệ tới tại quê hương thứ hai này: chúng ta sẽ bảo vệ và không để cho nước Mỹ bị mất vào chủ nghĩa Marxist!

Xin cảm tạ quý vị đã lắng nghe tâm sự của một người lính VNCH.

Trân trọng  kính chào và chúc thân tâm an lạc.

LHH


Ret. MG Fred Raymond's Speech on Black April 2021



 AN AMERICAN SOLDIER’S
REFLECTIONS ON BLACK APRIL 


GOOD AFTERNOON LADIES & GENTLEMEN AND ESPECIALLY ALL THE VIETNAM VETERANS WHO ARE HERE TODAY. 


I WELCOME THE OPPORTUNITY TO SPEAK HERE TODAY ABOUT THE AMERICAN INVOLVEMENT IN THE WAR IN VIETNAM AS SEEN THROUGH MY EYES.



I SERVED THERE AS AN YOUNG INFANTRY OFFICER FROM JANUARY 1968 THROUGH AUGUST 1969. I ARRIVED AS A Second Lieutenant & LEFT AS A CAPTAIN.


LIKE MANY AMERICAN VETERANS OF THE WAR THE FALL OF THE SOUTH VIETNAMESE GOVERNMENT IN 1975 CAME AS A SURPRISE & A SHOCK. IT SEEMED THAT EVERYTHING WE HAD FOUGHT FOR & IN SOME CASES DIED FOR WERE ALL FOR NAUGHT.


 SO WHEN I LOOK BACK ON MY TIME IN VIETNAM, I REMEMBER THE GUYS WHO FOUGHT WITH ME, AND NOT ON THE EVENTUAL OUTCOME OF THE WAR. I FOCUS ON WHAT WE ACCOMPLISHED IN OUR LITTLE PIECE OF THAT WAR. 


HISTORY SHOWS THAT WE WERE OVERWHELMINGLY SUCCESSFUL ON THE BATTLEFIELD UNDER VERY TRYING CONDITIONS. 


THE PLATOONS & COMPANY THAT I SERVED WITH FOUGHT PREDOMINATELY IN THE MOUNTAINS FROM THE COASTAL AREAS OUT TO THE A SHAU VALLEY WHICH IS SITUATED ALONG THE VIETNAMESE-LAOTION BORDER.  


THE TERRAIN IN THAT REGION IS FORBODING. IT CONSISTS OF HIGH, RUGGED  MOUNTAINS AND THICK VEGETATION. 


LIFE EVEN WITHOUT CONTACT WITH THE ENEMY WAS ANYTHING BUT EASY. IN ADDITION TO THE MOUNTAINS WE HAD TO CONTEND WITH THE WEATHER WHICH, AS MANY OF YOU KNOW,  VARIES FROM EXREMELY HOT IN THE DRY SEASONS TO TORRENTIAL RAINS DURING THE MONSOON SEASONS. 


WE SLEPT ON THE GROUND AND LIVED OFF OF 5 DAY RESUPPLIES. EVERY 5 DAYS A HELICOPTER WOULD DELIVER 5 MORE DAYS OF SUPPLIES. 

SOMETIMES WE FOUND A LOCATION FOR A HELICOPTER LANDING ZONE,   LIKE A LARGE BOMB CRATER,   BUT OFTENTIMES WE HAD TO BUILD A LANDING ZONE BY KNOCKING DOWN TREES WITH EXPLOSIVES.



FOLLOWING THE ENEMY’S 1968 TET OFFENSIVE, THE UNIT I WAS IN MOVED WEST FROM THE OUTSHIRTS OF THE CITY OF HUE OUT TO THE LAOTIAN BORDER. A DISTANCE OF 70 KMS OR 44 MILES. SOME OF THE MOVES WERE BY HELICOPTER AND THE REST BY FOOT.


WE PERSERVED DAY AFTER DAY, WEEK AFTER WEEK, MONTH AFTER MONTH. 

THIS PARTICULAR OPERATION LASTED 6 MONTHS, WITHOUT A BREAK.


SO FOR 6 MONTHS – NO HOT MEALS, NO CREATURE COMFORTS – JUST THE CAN FOOD THAT CAME ON A RESUPPLY HELICOPTER AND THAT WE CARRIED IN OUR RUCKSACKS, AND THE WATER THAT WE FOUND IN THE MOUNTAIN STREAMS. 


ON RESUPPLY DAY – WHEN OUR RUCKSACKS WERE FULLY PACKED WITH FOOD, WATER, AMMUNITION, GRENADES, RADIO BATTERIES, ETC. – OUR RUCKSACKS WEIGHED ABOUT 80 LBS. 


AND I CAN ASSURE YOU IT FEELS A LOT MORE THAN 80 LBS IF YOU’RE WALKING UP A MOUNTAIN. 


NOW SOME NEW TROOPS WOULD GO TO GREAT LENGTHS TO LIGHTEN THE WEIGH OF THEIR RUCKSACKS BY LIMITING THE AMOUNT OF FOOD THAT THEY CARRIED. THEY WOULD PLAN THEIR DAILY MEALS IN DETAIL. SO MUCH FOR EACH DAY WITH NO EXTRA.  


WHICH CAN BE A GOOD PLAN UNTIL THE RESUPPLY DOESN’T TAKE PLACE AFTER DAY 5. 

BECAUSE OCCASIONALLY MOTHER NATURE INTERVENES AND BRINGS WEATHER CONDITIONS THAT GROUND HELICOPTER FLIGHTS. 

SO THE MORE EXPERIENCED TROOPS ALWAYS PACKED SOME EXTRA LIGHT-WEIGHT FOOD.


BUT ANYWAY THAT WAS OUR LIFE… REDUCED TO 5 DAY INCREMENTS.


AND IF THAT WASN’T ENOUGH…WE HAD TO CONTEND WITH THE NVA.


WE WALKED ON HARD-PACKED DIRT TRAILS IN SINGLE FILE THROUGH THE MOUNTAINS. THE TRAILS WERE USUALLY ABOUT 3 FEET WIDE WITH HEAVY VEGETATIONS ON EITHER SIDE, SO VISIBILITY WAS LIMITED.  


THE NVA USED THE SAME TRAILS. SO SOMETIMES WE WALKED INTO THEM. SOMETIMES THEY WALKED INTO US AND OTHER TIMES WE SIMPLY WALKED INTO EACH OTHER ON A TRAIL.  


SOMETIMES THESE CONTACTS LASTED MINUTES, SOMETIMES FOR HOURS, AND OTHER TIMES FOR HOURS OVER A FEW DAYS. 


DURING THIS TIME WE HAD ONE BIG HILL FIGHT THAT LASTED A COUPLE OF DAYS. BUT GENERALLY CONTACTS WITH THE ENEMY WERE MEETING ENGAGEMENTS AS I JUST DESCRIBED.

  

IT WAS A TOUGH EXISTANCE. AND I MIGHT ADD, 1968 WAS THE BLOODIEST YEAR OF THE WAR IN TERMS OF AMERICAN KILLED IN ACTION.

ALMOST AS MANY AMERICANS WERE KIA IN 1968 AS IN THE YEARS 1965,1966 & 1967 COMBINED.       


SO I HAVE NOTHING BUT DEEP ADMIRATION FOR & PRIDE IN THE TROOPS WHO SERVED WITH ME UNDER THESE CIRCUMSTANCES. 


WE MANAGED TO PREVAIL AGAINST BOTH THE ENEMY & THE ENVIRONMENT.


I CAN TRULY SAY THAT I AM A PROUD VETERAN OF THE VIETNAM WAR & I’M INTENSELY PROUD OF THE SOLDIERS WHO SERVED IN COMBAT WITH ME. 



I BELIEVE OUR SERVICE WAS NOT A FAILURE. THE WAR WAS NOT LOST ON THE BATTLEFIELD. 


AND IN MY VIEW THAT’S TRUE FOR BOTH THE AMERICAN & SOUTH VIETNAMESE FORCES.


I HOLD THE SOUTH VIETNAMESE FORCES IN THE SAME HIGH REGARD THAT I HOLD FOR AMERICAN TROOPS. 


THE WAR WAS LOST BECAUSE OF POLITICAL DECISIONS.     AND THOSE DECISIONS DO NOT DIMINISH THE VALOR OR SACRIFICES OF ALL THOSE WHO FOUGHT THE WAR.



AND SO, ON A DAY LIKE TODAY WHERE WE MOURN THE LOSS OF THE REPUBLIC OF VIETNAM, WE CAN ALSO EXPRESS OUR GRATITUDE TO THOSE WHO FOUGHT FOR THE FREEDOM OF THE SOUTH VIETNAMESE PEOPLE.


AND WHILE THE OUTCOME WASN’T THE ONE DESIRED, IT IN NO WAY DIMINISHES THE EFFORTS AND SACRIFICES DISPLAYED BY THE AMERICAN & SOUTH VIETNAMESE FORCES.   


ALTHOUGH THAT ERA IS NOW IN THE HISTORY BOOKS, THE IMPORTANCE OF WHAT HAPPENED TO SOUTH VIETNAM ALMOST 50 YEARS AGO IS STILL RELEVANT TODAY. THOSE WHO FOLLOWS US IN THIS WORLD NEED TO HEED THE LESSONS THAT WE LEARNT DURING THAT TIME.


COMMUNISM DOES NOT JUST GO AWAY.


TODAY COMMUNISM AND ITS OFF-SPRINGS HAVE ADVOCATES IN THIS COUNTRY WHO ARE EAGER TO HYPE ITS SO-CALLED BENEFITS TO UNSUSPECTING AMERICAN CITIZENS. 

MOST OF US KNOW COMMUNISM FIRST-HAND AND ARE VERY FAMILIAR WITH THE EVIL THAT IT SPREADS.


IT IS OUR TASK TO KEEP THE SOUTH VIETNAMESE HISTORY ALIVE.

ONE, TO HONOR THOSE WHO GAVE SO MUCH FOR THE REPUBLIC OF VIETNAM AND ALSO TO ENSURE THE DEFEAT OF COMMUNISM WHEREVER ITS PHILOSOPHY EMERGES.  


    

AND MY FINAL THOUGHT….ALWAYS REMEMBER WE ARE THE HUMAN KEEPERS OF THE MEMORIES OF THAT TIME IN HISTORY.


THANK YOU VERY MUCH.


Retired Major General Fred Raymond


Wednesday, April 28, 2021

CUỘC RA ĐI LẦM LŨI CỦA MỘT TỔNG THỐNG

 (20+) Thanh Niên Công Giáo - Posts | Facebook


Đúng sáng ngày này 46 năm trước, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã có ngày lưu vong cô đơn đầu tiên trên đất khách quê người trong khách sạn ở Taipei, Đài Loan. Để rồi, ba ngày sau, 29.4.1975, ông Thiệu đã trả lời một đại diện không chính thức của chính phủ Mỹ : “Làm kẻ thù của Mỹ thì rất dễ, nhưng làm bạn thì rất khó”.
Từ trước đó nhiều tháng, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa VNCH đã đến thế cờ tàn thật sự sau khởi đầu của chuỗi domino sụp đổ từ Hiệp định Paris 1973. Người bạn Mỹ, đồng minh chí cốt từng một thời làm quá tải Phi trường Tân Sơn Nhất bởi dày đặc những chuyến không vận tiếp tế cho Sài Gòn, đã quay lưng thật sự.
Bản tin đài VOA tường thuật cuộc bỏ phiếu kín của Hạ Nghị viện Mỹ ngày 12 - 3 - 1975 về việc tiếp tục viện trợ quân sự cho Việt Nam Cộng Hòa đã nhận kết quả cay đắng : chỉ có 49 phiếu thuận trong khi đến 189 phiếu chống. Một ngày sau, Việt Nam Cộng Hòa lại tiếp tục nhận tin sét đánh từ Thượng viện Mỹ : chỉ có 6 phiếu thuận trên 36 phiếu chống việc viện trợ thêm vũ khí cho Việt Nam Cộng Hòa trong năm 1975.
Trong cuốn sách Từ tòa Bạch Ốc đến Dinh Độc Lập, tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng, cựu Tổng trưởng Kế hoạch của ông Thiệu đã nhắc lại một đoạn u tối : “Tại nhà thờ Lutheran ở Arlington, Tiểu bang Virginia, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng James Schlesinger đã khóc cho miền Nam Việt Nam. Ông được ngài phó giám đốc Cục tình báo Trung ương Vernon Walters kể rằng viên đại sứ Việt Nam Cộng Hoà ở Washington, D.C. nói : “Phía bên kia vùng không có bình minh là hoàng hôn đang phủ xuống”.
Rồi Schlesinger nhớ lại : “Tôi vẫn nhớ lời miêu tả của Churchill về sự sụp đổ của nước Pháp trong Thế chiến thứ II. Đây là thảm họa tương tự, dù khác nhau về tầm cỡ. Tôi không trách người Việt Nam đã cố theo đuổi chút hy vọng mong manh. Tôi cảm thương họ. Tôi buồn cho họ !”
...Tổng thống Ford quyết định rằng Hoa Kỳ sẽ không can thiệp về mặt quân sự nữa. Sẽ không có những hạm đội đổ bộ đến cứu nguy, cũng không có những chuyến tàu tiếp tế từ phía chân trời như đã từng có từ 10 năm trước đây …”.
Gặp ông Thiệu ở Dinh Độc Lập, Tổng trưởng Nguyễn Tiến Hưng đã chứng kiến sự tức giận cùng cực của vị tổng thống suốt 10 năm của nền Đệ nhị Cộng hòa Nam Việt với đồng minh Mỹ : “Điều này không thể tin được. Trước hết ở Midway, người Mỹ bảo tôi chấp thuận vài ngàn lính Mỹ rút quân và tôi vẫn còn nửa triệu lính Mỹ ở lại chiến đấu với tôi. Rồi sau đó, khi họ rút thêm quân, họ đã nói : “Đừng lo, chúng tôi sẽ tăng cường cho ông để bù cho những sư đoàn đã rút lui”. Khi nhịp độ rút quân gia tăng, và năm 1972 họ lại nói với tôi : “Đừng lo, ông còn có những lực lượng dự bị và chúng tôi bù đắp cho việc rút quân bằng việc tăng yểm trợ không lực cho bộ binh của ông”. Sau đó, lính Mỹ rút hết và cũng không còn yểm trợ không lực. Họ lại nói với tôi : “Chúng tôi sẽ tăng cho ông thêm nhiều quân viện để bù đắp vào tất cả những cái đó. Xin đừng quên Đệ thất Hạm đội Mỹ và những căn cứ không quân ở Thái Lan sẽ bảo vệ ông trong trường hợp cần thiết”.
Cuối cùng, chẳng còn gì hết, người Mỹ không hỗ trợ quân sự cũng cắt tiếp viện cho VNCH.
Chính quyền Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu cố gắng chống chọi bằng mọi giá, từ những lá thư khẩn cầu viện trợ gởi đích danh đến Tổng thống Ford, Quốc hội, Bộ Quốc phòng Mỹ, kể cả việc đem các mỏ dầu Hoa Hồng (nay là Bạch Hổ) dù mới ở giai đoạn thăm dò thấy dầu ra “thế chấp” để vay tiền.
Trong lá thư đầy u buồn với nhiều lời lẽ van nài của ông Thiệu gửi cho Tổng thống Ford có những đoạn như không thể nào buồn và cam chịu hơn được nữa : “ … Chúng tôi kêu gọi lương tâm và lòng thương của nhân dân Mỹ đối với cảnh ngộ của đất nước chúng tôi, một người bạn đồng minh trung thành của nhân dân Mỹ trong suốt 20 năm sóng gió, một dân tộc đã chịu nhiều hy sinh và đau khổ to lớn trong hai thập niên để gìn giữ mảnh đất tư do này. Một dân tộc như vậy xứng đáng với lòng thông cảm và giúp đỡ. Trong giờ phút vô cùng khẩn thiết, chúng tôi mong muốn Ngài thúc giục Quốc Hội xem xét dễ dàng và cấp bách lời yêu cầu được vay “số tiền vì tự do” của chúng tôi. Đây sẽ là hành động cầu xin cuối cùng mà chúng tôi, một người bạn đồng minh, gửi đến nhân dân Mỹ”.
Giữa tháng 4 cuối cùng của chính thể VNCH, Tổng trưởng Nguyễn Tiến Hưng cầm lá thư “Freedom Loan” (vay tiền cho tự do) đầy bi thảm này đi Mỹ với trạng thái u uất, không tin mình sẽ thành công. Chuyến phản lực cất cánh trên đường băng Tân Sơn Nhứt trong một buổi sáng ầm ì tiếng bom đạn. Mặc dù nó không đầy hành khách, nhưng có cảm giác như nặng nề hơn bình thường với tâm trạng trĩu nặng của Tổng trưởng Hưng. Cô tiếp viên yêu cầu ông đặt chiếc cặp da lên giá hành lý trên đầu, nhưng ông ta khư khư giữ chặt trong lòng vì không muốn rời lá thư này.
Về sau, cuốn Từ Tòa Bạch Ốc đến Dinh Độc Lập đã thuật lại : “ Cảm thấy lòng ngực nhức nhối và chóng mặt. Hưng có một linh cảm sắc bén đây là lần cuối cùng ông ta còn nhìn thấy được quê hương mình, và có lẽ chẳng bao giờ ông còn gặp lại mẹ và các anh chị em của mình. Ông nhìn xuống Sài Gòn qua cửa sổ máy bay một cách tuyệt vọng. Từ trên cao, Sài Gòn hiện ra thật đẹp, tràn đầy những kỷ niệm của một thời đã qua … Như hiểu được tâm trạng ông, máy bay lượn hai vòng quanh Sài Gòn … Bên dưới vẫn là dòng sông Sài Gòn với màu nước nâu sẫm như Chocolate, với hàng dừa chạy dọc hai bên bờ, nơi đó cuối tuần nào ông cũng đến câu cá, bắt tôm. Xa xa, Dinh Độc Lập rực sáng và những nỗi đau khổ trong ba tháng qua lại ập đến với ông”.
Và Tổng trưởng Hưng đã dự cảm đúng. Kế hoạch “Freedom Loan”, chiếc phao cứu sinh cuối cùng của VNCH, hoàn toàn đổ vỡ. Từ khẩn cầu vay 3 tỷ USD ban đầu, rút xuống còn 722 triệu có hoàn trả, nhưng Quốc hội Mỹ vẫn lạnh lùng lắc đầu. Niềm hy vọng mong manh cuối cùng đặt ở nỗ lực của Chính phủ Mỹ đã bị Henry Kissinger dội gáo nước lạnh : “Việc bàn luận về Việt Nam đã chấm dứt. Chính phủ sẽ chấp nhận lời pháp quyết của Quốc hội mà không phản bác lại”.
“Chiều ngày 20 - 4, Đại sứ Martin đến thăm Tổng thống Thiệu để hỏi về tình hình và gợi ý ngọt ngào : “Tôi tin rằng một vài ngày nữa, các tướng lãnh của ông sẽ đến đề nghị ông từ chức”. “Nếu tôi từ chức thì sẽ có viện trợ quân sự không”, ông Thiệu hỏi. Martin trả lời : “Tôi không thể hứa với ông nhưng có thể vậy”. Trước khi Martin về, ông Thiệu nói rằng mình sẽ làm những điều tốt nhất cho đất nước”. Cuốn sách của Nguyễn Tiến Hưng nhắc lại những ngày cuối sầu thảm trên chiếc ghế Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa của ông Thiệu.
Suốt từ khởi đầu vào thập niên thứ hai của thế kỷ 20, Tân Sơn Nhứt đã là chứng nhân của bao biến động thời cuộc. Từ giai đoạn phát triển của miền đất phía Nam trù phú, đến cuộc Thế chiến Thứ hai tàn khốc, người Nhật kéo sang, quân Pháp tái xâm lược rồi cũng đến ngày phải rút lui hoàn toàn, quốc gia hình chữ S bị chia đôi bởi vĩ tuyến 17 và nền Đệ nhất, Đệ nhị Cộng hòa mong manh như ngọn đèn dầu trong chiến cuộc kéo dài suốt 20 năm. Đến tận cuối tháng 4 - 1975, Phi trường Tân Sơn Nhứt này lại trở thành chứng nhân một sự kiện lịch sử thầm lặng nói lên gió đã xoay chiều báo hiệu những trận cuồng phong dữ dội sắp ập đến.
Trước áp lực chiến sự dồn dập đẩy chính quyền Việt Nam Cộng Hòa vào thế bí, ngày 21 - 4 - 1975, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu phải ngậm ngùi từ chức, nhường vị trí lãnh đạo lại cho Phó Tổng thống Trần Văn Hương, với hy vọng mong manh sự đổi thay chính trị có thể thay đổi thế cờ quân sự đang sắp đến hồi “chiếu tướng” miền Nam. “Về vườn” nhưng vị cựu Tổng thống nắm quyền dài nhất ở miền Nam cũng không thể ở lại quê hương của mình. Lực lượng cách mạng buộc phải “loại biên” vĩnh viễn ông Thiệu, chính quyền tân Tổng thống Trần Văn Hương cũng cho rằng không thể làm được gì nếu vị cựu Tổng thống sắt đá chống cộng và đầy bản lĩnh chính trường còn hiện diện ở Sài Gòn.
Ông Thiệu buộc phải ra đi !
Và Tân Sơn Nhất là chứng nhân cuộc ra đi thầm lặng, buồn thảm này. Đêm 25 - 4 - 1975, một chiếc DC-6 thuộc quyền sử dụng của Đại sứ quán Mỹ bay từ Bangkok sang Tân Sơn Nhất để đón một vị khách đặc biệt.
Cùng lúc đó, tư dinh Thủ tướng Trần Thiện Khiêm, trong Bộ Tổng Tham mưu, âm thầm diễn ra buổi chia tay một vị cựu Tổng thống như không thể nào sơ sài, giản đơn hơn được nữa. Không có hoa, rượu, cũng chẳng có lời diễn văn tiễn biệt hoa mỹ nào, ông Thiệu lặng lẽ lên một trong ba chiếc công xa màu đen của Đại sứ quán Mỹ lầm lũi chạy thẳng vào phi trường. Ngồi băng ghế sau, vị cựu Tổng thống của Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa lọt thỏm giữa hai người Mỹ to lớn là tướng Timmes và đặc trách tình báo Polgar. Hộ tống ông Thiệu cũng bằng vài lính thủy quân lục chiến Mỹ, chứ không hề có một người lính Việt nào trong quân lực Việt Nam Cộng Hòa mà ông từng nhiều năm là tư lệnh tối cao của họ.
Đoàn xe chạy qua Đài tưởng niệm chiến sĩ trận vong với dòng chữ “Những hy sinh cao quý của chiến sĩ đồng minh sẽ không bao giờ bị quên lãng”. Ông Thiệu thở dài giữa hai người Mỹ ngồi cùng băng ghế tiễn đưa một cựu Tổng thống mà chẳng khác gì như áp tải. Xe cũng không dừng lại ở bãi đậu máy bay của Air Việt Nam, mà sang bãi riêng biệt của Air America với lính Thủy quân lục chiến Marines lăm lăm M16 canh gác.
Ở đó, Đại sứ Mỹ Graham Martin đã đợi sẵn với cái bắt tay xã giao cùng câu chào ngắn gọn. Ông Thiệu trông có vẻ rất buồn và nhẫn nhịn, nhưng vẫn giữ cố tư cách trang trọng của một Tổng thống, để nói lời cảm ơn Martin đã tổ chức chuyến ra đi đặc biệt này. Đại sứ Mỹ đáp lời : “Đây là điều nhỏ nhặt nhất tôi có thể làm. Chào ông và chúc ông may mắn”.
Ít phút sau, chiếc DC-6 cất cánh rời khỏi Sài Gòn rực ánh hỏa châu báo hiệu chiến sự đang đến rất gần và thời điểm Đô thành thất thủ chỉ còn tính bằng ngày. Ông Thiệu ngậm ngùi dõi mắt qua ô cửa sổ máy bay, nhìn Sài Gòn bỏ lại sau lưng. Bàn cờ chính trị - chiến cuộc trên mảnh đất đẫm máu lửa, thương đau đã tàn và ông ta hiểu đây là lần cuối cùng mình được nhìn thấy quê hương!
Người dân, kể cả nhiều chính khách lớn nhỏ của miền Nam, cũng không hề biết một cựu Tổng thống của nền Đệ nhị Cộng Hòa đã rời khỏi đất nước và không hề mang theo một thỏi vàng nào trong 16 tấn vàng ngân khố như lời đồn thổi đầy ác ý. Nhưng chiến tranh vẫn không hề được tạm dừng hay một chính phủ liên hiệp nào đó ra đời như một số người hy vọng. Biệt khu Sài Gòn vẫn đang bị thít chặt lại với tốc độ nhanh đến nỗi không ai ở bên trong đó có thể ngờ nổi.
Ngày 29 - 4 -1975, một đại diện không chính thức của Chính phủ Mỹ đã tìm gặp ông Thiệu khi ấy vẫn còn đang ở Đài Loan, để chuyển lời rằng ông không nên đến Mỹ vào lúc này, nhân dân phản chiến Mỹ không chào đón ông. Ông Thiệu nhún vai, trả lời một cách ngậm ngùi : “Làm kẻ thù của Mỹ thì rất dễ, nhưng làm bạn rất khó” …
Đặc biệt, khi vị tổng thống lưu vong cay đắng thốt lên những lời này, thì ở quê hương Sài Gòn, tướng "độc nhãn" Hoàng Anh Tuấn - Trưởng phái đoàn quân sự Chính phủ CMLTMNVN đang ở Trại Davis, Phi trường Tân Sơn Nhất, đã lệnh cho cấp dưới của mình chuẩn bị một lá cờ cách mạng thật lớn. Đúng 9 giờ sáng ngày 30.4.1975, lá cờ ấy đã được treo lên tháp nước ở Trại Davis trước khi quốc kỳ ba s
ọc Việt Nam Cộng Hòa bị hạ xuống ở Dinh Độc Lập.
(Trích sách 100 năm Phi trường Tân Sơn Nhứt - tác giả Quốc Việt)
--Thanh Niên Công Giáo--

Lời Cảm Tạ của Ban Tổ Chức Ngày 30/4: Ông Nguyễn Tấn Lộc Chủ tịch CĐNVQGTB

 


Kính thưa quý v.  Chúng tôi là đi din ca:

Hi everyone.  We are the representatives of:


Nhà Vit Nam/NHA VIETNAM CORPORATION

Hi H.O. & Cao Niên/THE HUMANITARIAN OPERATION & SENIORS ASSOCIATION

Hi Cu Chiến Binh Vit Nam Tampa Bay/THE R.V.N VETERANS of TAMPA BAY 

Cng Đng Người Vit Quc Gia Tampa Bay/THE VIETNAMESE COMMUNITY OF TAMPA BAY


Xin cám ơn quý quan khách, đi din các tôn giáo, đoàn th, và quý đng hương đã bt chút thi gi quý báu đến tham d ln th 46 ngày tưởng nim 30-4.  

We would like to thank the representatives of religions, associations, organizations, and our fellow countrymen for joining us in the 46th April 30th commemoration.  

Xin gi li cám ơn chân thành đến:

Sincerely thanks to:


Linh Mc PHM VĂN CHÍNH/Reverend CHINH PHAM

Sư Cô DIU NGHĨA/Venerable DIEU NGHIA

Thiếu Tướng FRED RAYMONG/Retired Major General FRED RAYMOND

Chun Tướng THOMAS DRAUDE/Retired Brigadier General THOMAS DRAUDE

Đa Tá NGUYÊN XUÂN SƠN/Retired Colonel LEON NGUYEN

Trung Úy Lê Hòa Hp/Lieutenant HIEP LE

Ông Võ Văn Hanh/Mr.  HANH VO

Bà Trương Minh Ánh/Mrs. ANH MINH TRUONG

Hu Du Vit Nam Cng Hòa/THE YOUTH OF THE REPUBLIC OF VIETNAM

CA ĐOÀN VIT NAM/THE VIETNAMESE CHOIR

CU HOA HU VIT NAM/THE FORMER MISS VIETNAM GROUP

Và các thin nguyn viên/AND ALL THE VOLUNTEERS


Sau đây là đon phim ngn v biến c 30-4.  Và kính mi quý v li dùng ba nh vi chúng tôi.  Xin cám ơn quý v.

Next is a short video presentation.  And a light refreshment will be served. Thank you very much.